Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh với sức khỏe

Ngày 12/07/2020
Kích thước chữ

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gì? Có gây nguy hiểm không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Hầu hết tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và thuốc kháng sinh cũng không ngoại lệ. Tác dụng phụ của kháng sinh có thể bao gồm các phản ứng dị ứng nhẹ cho đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có cách sử dụng thích hợp dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ thì sẽ giúp hạn chế được tình trạng này. Vậy những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là thuốc kê theo toa, thường được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Các bệnh lý phổ biến thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh bao gồm có viêm phế quản, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc bằng cách ngăn chặn các vi khuẩn phát triển và nhân lên. 

nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-voi-suc-khoe-1

Thuốc kháng sinh là thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn

Thuốc kháng sinh thường chỉ có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn chứ không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do virus gây nên như cảm lạnh thông thường, sổ mũi, ho và viêm phế quản. Để tránh tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thì bạn nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ xem có nên dùng hay không. 

Việc lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Điều này đồng nghĩa với việc tác dụng của kháng sinh sẽ bị giảm đi hoặc không còn tác dụng điều trị trong tương lai. 

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gì?

Có khá nhiều nhóm hoặc loại thuốc kháng sinh khác nhau. Và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ theo cùng một cách. 

1. Đau dạ dày

Có một số loại thuốc kháng sinh gây khó chịu cho dạ dày và hoặc tác dụng phụ cho đường tiêu hóa. Các triệu chứng đi kèm như buồn nôn hoặc nôn, chuột rút, bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh như macrolide, cephalosporin, penicillin và fluoroquinolones có thể gây khó chịu cho dạ dày hơn các loại kháng sinh khác.

nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-voi-suc-khoe-2

Đau dạ dày là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

2. Độ nhạy sáng

Nếu bạn đang dùng loại kháng sinh như tetracycline, cơ thể bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn đối với ánh sáng. Tình trạng này không chỉ làm cho ánh sáng trong mắt người bệnh sáng hơn mà còn có thể làm da dễ bị cháy nắng. Tuy nhiên, sự nhạy cảm này sẽ biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc kháng sinh. 

Trường hợp nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh này, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn và thoải mái khi đi ra ngoài như bôi kem chống nắng, mặc quần áo dài tay, đội mũ, đeo kính râm...

3. Sốt

Sốt cũng là một trong những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Tình trạng này xảy ra có thể do phản ứng dị ứng với thuốc hoặc do tác dụng phụ xấu. Sốt có thể xảy ra ở bất kỳ loại kháng sinh nào, phổ biến nhất vẫn là một số loại như beta-lactam, cephalexin, minocycline, sulfonamides.

Tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng nếu cơn sốt không hết sau 24 - 48 giờ thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời. 

4. Nhiễm nấm âm đạo

Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong âm đạo, cụ thể là lactobacillus. Đây là một loại vi khuẩn có tác dụng giúp loại bỏ một số loại nấm tự nhiên như candida. Khi sự cân bằng nghiêng về sự phát triển của nấm candida, thì nhiễm trùng nấm men có thể xảy ra.

Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo gồm có ngứa âm đạo, nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, sưng quanh âm đạo, phát ban... Đôi khi có thể thấy cả chất dịch màu trắng đục.

5. Răng đổi màu

Các loại thuốc kháng sinh như tetracycline và doxycycline có thể gây ố răng vĩnh viễn ở trẻ. Tác dụng thường dễ xảy ra đối với những trẻ dưới 8 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi dùng những loại thuốc này, răng của những đứa trẻ của họ cũng có thể bị đổi màu.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao là gì?

1. Hội chứng Stevens-Johnson

Hội chứng Stevens-Johnson chính là một trong những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao. Nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với da và niêm mạc. Tình trạng này thường xảy ra đối với những khác sinh như beta-lactam và sulfamethoxazole.

Triệu chứng của những người bị mắc hội chứng Stevens-Johnson bao gồm nổi mụn nước, phát ban lan rộng… Người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ mắc cao hơn so với người bình thường. 

2. Phản ứng máu

Một số loại kháng sinh còn có thể gây ra tình trạng thay đổi máu. Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao có thể làm giảm bạch cầu có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Hoặc một thay đổi khác là giảm tiểu cầu xuống mức độ thấp, có thể gây chảy máu, bầm tím, và làm chậm đông máu.

3. Các vấn đề về tim

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao còn gây ra các vấn đề về tim như nhịp tim k đều hoặc huyết áp thấp. Các kháng sinh thường được liên kết với các tác dụng phụ này là erythromycin và một số fluoroquinolone như ciprofloxacin. Ngoài ra, việc sử dụng các terbinafine chống nấm cũng có thể gây ra vấn đề này. 

nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-voi-suc-khoe-3

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao

4. Co giật

Tình trạng co giật khi sử dụng thuốc kháng sinh là rất hiếm, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Động kinh cũng là tình trạng phổ biến với các loại kháng sinh như ciprofloxacin, imipenem và cephalosporin như cefixime và cephalexin.

Nếu bạn bị động kinh hoặc có tiền sử co giật, hãy nhớ nói với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại kháng sinh nào.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và có cách sử dụng an toàn nhé.

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin