Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sởi hiệu vẫn chưa có thuốc chữa bệnh đặc hiệu, vì thế, mọi người thường hoang mang không biết nên uống thuốc gì khi bị sởi để có thể trị dứt điểm bệnh.
Sởi là bệnh có nguy cơ nhiễm lây truyền rất lớn, người bị bệnh sẽ có các triệu chứng sốt cao, ho và có các đốm phát ban khắp cơ thể. Bệnh sởi còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm phổi và viêm não, mà trong vài trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Vậy, bị sởi thì uống thuốc gì để vừa mang lại hiệu quả điều trị cao lại đảm bảo được độ an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có biện pháp điều trị chuyên biệt nào cả. Vì vậy, điều trị sởi chủ yếu là điều trị dấu hiệu, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Với thể sởi lành tính, bệnh nhân có thể điều trị ngay tại nhà. Lưu ý, cần cách ly người bệnh tại phòng riêng ngay khi có dấu hiệu sốt và viêm họng. Bên cạnh đó, có thể uống các loại thuốc sau đây để trị triệu chứng.
Bệnh nhân nến uống paracetamol hoặc ibuprofen để điều trị sốt, giảm đau và nhức mỏi. Trước khi dùng, người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp không thực sự chắc chắn nên dùng loại thuốc nào.
Cho người bệnh uống nước ấm, đặc biệt là nước có chứa mật ong hoặc chanh để giúp thông đường hô hấp, giảm dịch nhầy trong cổ họng và giảm ho. Nếu người bệnh bị sốt cao kèm ho, hãy cho họ uống thật nhiều nước và cho uống các loại thuốc giảm ho để làm giảm triệu chứng.
Bạn có biết, tình trạng thiếu vitamin A gặp ở 90% người bệnh mắc sởi ở châu Phi và gặp ở 22 - 72% ở Mỹ. Bắt nguồn từ nguyên do có mối tương nghịch giữa nồng độ Vitamin A trong máu với mức độ nặng của sởi. Vì thế, điều trị thiếu Vitamin A bằng đường uống đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng ở người mắc sởi tại các nước đang phát triển.
Đặc biệt lưu ý, không nên dùng thuốc kháng sinh cho người bị sởi với mục đích dự phòng biến chứng vì dễ gây trình trạng loạn khuẩn và dị ứng. Chỉ khi bị viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn mới cho uống thuốc kháng sinh và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân mắc bệnh sởi. Khi bị bệnh, bạn cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, phối hợp đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời bổ sung các loại vitamin thiết yếu.
Thức ăn dành cho người bệnh phải giàu dinh dưỡng và nên ở dạng lỏng để cơ thể có thể dễ dàng hấp thu, bởi trong thành ruột có thể xuất hiện những ban sởi làm ảnh hưởng tới cả hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ. Các loại thức ăn được khuyên dùng là cháo, soup được nấu từ các loại rau củ, thịt nạc heo,… nước ép cam, bưởi, dưa hấu cũng là các loại thức uống tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, không nên ăn, uống những loại thực phẩm có chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ăn cứng, vì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.