Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điều trị bệnh ung thư có thể làm thay đổi nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, bệnh nhân sẽ có những thay đổi về mối quan hệ bạn bè. Có thể, một số bạn bè sẽ ít dành thời gian cùng bạn. Tuy nhiên bạn cũng sẽ có những người bạn mới trong thời gian điều trị.
Ung thư có thể làm thay đổi nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả tình cảm bạn bè. Có thể một vài người bạn không còn dành nhiều thời gian cùng bạn nữa. Trong khi một số khác lại trở nên thân thiết hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp gỡ nhiều bạn mới trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số cách giúp bạn duy trì tình cảm bạn bè, tìm kiếm sự ủng hộ và hiểu lý do tại sao một số bạn bè lại biến mất.
Nhiều bạn trẻ chưa từng quen biết ai mắc ung thư và họ thường nghĩ ung thư chỉ gặp ở người lớn tuổi. Vì vậy, các bạn ấy có thể bối rối không biết phải phản ứng thế nào với bệnh tình của bạn. Sau đây là một số phản ứng mà bạn có thể gặp và nguyên nhân:
Nếu bạn bè né tránh bạn, không đề cập đến bệnh tình của bạn khi trò chuyện hoặc họ không gọi điện thoại cho bạn, rất có thể nguyên nhân là do họ có thể:
Nếu bạn bè không đến thăm bạn hay rủ bạn chơi cùng, có thể do họ:
Trong quá trình điều trị tích cực, một số bạn bè đến thăm còn một số thì không. Điều này phụ thuộc vào mức độ thân thiết của họ đối với bạn, mức độ mà họ chấp nhận tình huống và những yếu tố khác. Và điều này không có nghĩa là tình bạn giữa bạn và bạn bè đã chấm dứt mà đơn thuần chỉ là thời gian này họ không thể kết nối cùng bạn.
Bạn có thể bắt đầu nói về bệnh tình của mình bằng cách giải thích về bệnh ung thư và quá trình điều trị. Đầu tiên bạn hãy quyết định xem sẽ cho các bạn biết thông tin gì. Ví dụ bạn có thể kể với cộng sự hoặc bạn thân tất cả mọi thứ. Tuy nhiên những bạn bình thường ở trường hoặc nơi làm việc có thể chỉ nghe loáng thoáng: “Mình mắc ung thư và đang điều trị”, rất có thể họ cũng muốn biết bạn mắc ung thư gì và chính bạn sẽ là người quyết định trả lời chi tiết đến mức nào.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể chuẩn bị trước những gì mình sẽ nói. Nên nhớ bạn chính là người chịu trách nhiệm về thông tin sức khỏe của bản thân và bạn chỉ chia sẻ thông tin đó khi bạn đã sẵn sàng, và không cần nói nhiều hơn mức bạn muốn. Ngoài ra bạn cũng cần phải cân nhắc việc chia sẻ tình trạng bệnh trên các mạng xã hội vì mọi người đều có thể xem và bạn khó lòng kiểm soát được những ai sẽ đọc được.
Mặt khác, bạn có thể muốn được hỗ trợ từ những người bạn thân thiết. Nếu bạn thân không nhắc đến bệnh của bạn thì bạn phải là người nói ra trước, hãy chia sẻ với họ cảm nhận của bạn, rủ họ đến nhà chơi và tán gẫu, hay cùng nhau làm một số thứ mà bạn có thể làm. Sự thoải mái và mở lòng sẽ cho phép bạn bè có cơ hội hỗ trợ bạn.
Hãy thẳng thắn chia sẻ những điều bạn cần và cách mà bạn bè có thể giúp bạn. Chẳng hạn như:
Việc mắc ung thư có thể khiến cho tình bạn thay đổi ít nhiều, nhưng đa số các thay đổi là theo hướng tích cực. Bạn có thể trở nên thân thiết hơn với một số người bạn và cảm thấy dễ dàng hơn khi nói về những chuyện quan trọng. Hơn nữa bạn còn có thể có nhiều bạn mới, một trong số họ cũng có thể mắc ung thư và hoàn toàn hiểu được những gì bạn trải qua. Và đôi khi tình bạn cũng nhạt dần cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa.
Điều quan trọng là ung thư cũng khiến bạn thay đổi. Bạn có thể có những mục tiêu mới, mong muốn giúp đỡ người khác hay nghiêm túc hơn trong chuyện học tập hoặc một sở thích nào đó. Tuy nhiên, những chuyện này đều là những chuyện thường thấy trong cuộc sống cho dù bạn có mắc ung thư hay không.
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.