Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uốn ván cục bộ: Dấu hiệu biểu hiện và cách điều trị

Ngày 24/02/2019
Kích thước chữ

Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Chúng ta cùng xem những triệu chứng khi bị nhiễm trùng uốn ván cục bộ để đề phòng nhé!

Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Chúng ta cùng xem những triệu chứng khi bị nhiễm trùng uốn ván cục bộ để đề phòng nhé!

Uốn ván là gì?

Uốn ván bệnh học là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, gây ra bởi độc tố protein khá mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani tiết ra.

Với những người mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90%. Với uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ tử vong trên 95%. Khi trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản dây thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Uốn ván cục bộ: Dấu hiệu biểu hiện và cách điều trịNguyên nhân gây bệnh uốn ván cục chủ yếu do nhiễm trùng vết thương

Thời gian ủ bệnh uốn ván cục bộ bao lâu?

Dựa theo biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, giới y học đã chia ra làm 4 loại uốn ván chính là: toàn thân, uốn ván cục bộ, uốn ván đầu và uốn ván rốn. Vậy, bệnh uốn ván cục bộ có thời gian ủ bệnh bao lâu?

Các nghiên cứu chỉ ra, vi khuẩn này tiết ra chất độc gây tổn thương hệ thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị tế liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể gây tử vong. Uốn ván có thể phát triển bao gồm toàn thân, cục bộ và uốn ván sơ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván cục chủ yếu do nhiễm trùng vết thương, chủ yếu là vết thương hở với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Khi các bào tử này xâm nhập vào vết thương trên da sẽ sinh sôi, nảy nở và tạo độc tố gây tê liệt các dây thần kinh. Đối với trẻ sơ sinh, uốn ván thường bắt nguồn từ sự nhiễm trùng do cắt dây rốn.

Uốn ván cục bộ: Dấu hiệu biểu hiện và cách điều trị 1Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật

Bệnh uốn ván ủ bệnh từ 7 – 14 ngày (có thể lâu hơn khoảng 3 tuần). Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khoảng 48 – 72 giờ.

Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 – 5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh lại càng nặng.

Bệnh uốn ván khi phát triển ra toàn thân có triệu chứng đầu tiên là co cứng các cơ. Cơ bị co cứng bắt đầu lan dần ra theo một trình tự nhất định. Đầu tiên là từ cơ nhai sau đó lan sang các cơ mặt, cơ gáy, lưng, cơ bụng, chi dưới, chi trên. Song hiếm khi co cứng cơ liên sườn.

Các nguy cơ mắc uốn ván cục bộ

Uốn ván cục bộ không phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở các cơ gần vết thương.

Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván cục bộ, bao gồm:

  • Thiếu hệ miễn dịch – hệ miễn dịch không nhận được thuốc tiêm phòng kịp thời để chống lại bệnh uốn ván;
  • Vết thương do bào tử uốn ván gây đau buốt;
  • Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác;
  • Mô bị tổn thương;
  • Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương.
Uốn ván cục bộ: Dấu hiệu biểu hiện và cách điều trị 2Người bị uốn ván được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh

Những vết thương sau có thể gây ra uốn ván:

  • Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm;
  • Vết thương do đạn bắn;
  • Gãy xương hở;
  • Bỏng;
  • Vết thương do phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng tai;
  • Vết cắn của động vật;
  • Vết loét bị nhiễm trùng ở chân.

Biến chứng của bệnh uốn ván cục bộ

Hiện nay với tiến bộ của y học, tỉ lệ tử vong do Uốn ván đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh thường phức tạp do bệnh nhân đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Co thắt và co giật các cơ.
  • Trong cơn giật, bệnh nhân có thể tím tái do suy hô hấp, vã mồ hôi, uốn cong người lên hoặc sang một bên, có thể gây các biến chứng trong cơn như: Đứt và rách cơ, gẫy xương, co thắt họng, cứng cơ hoành và thanh quản, gây ngạt và tử vong đột ngột.
  • Thở nhanh, suy hô hấp, nhiễm trùng phế quản, xẹp phổi, nghẽn mạch phổi.
  • Rối loạn nhịp tim,tắc mạch, suy tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác…
  • Liệt thần kinh sọ, rối loạn tâm thần.
  • Trẻ em và người già là những đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất nếu bị Uốn ván.

Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván cục bộ cần biết

Thể trạng chung của bệnh nhân thời kỳ đầu tương đối tỉnh táo, không có biểu hiện sốt cao trong hai ngày đầu và khi mới phát bệnh. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt. Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi.

Bởi vậy, khi điều trị bệnh uốn ván cục bộ cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc:

  • Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh.
  • Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván.
  • Trung hoà độc tố uốn ván trong máu bằng SAT.
  • Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật.
  • Duy trì chức năng sống bằng các điều trị hỗ trợ.

Người bị uốn ván được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh:

  • Metronidazol 0,5 g x 3 lần, truyền tĩnh mạch cách 8 giờ/lần.
  • Có thể dùng các kháng sinh Cephalosporin khác bằng đường tiêm tĩnh mạch
  • Dùng trong 7-10 ngày.

Để phòng tránh bệnh uốn ván cục bộ các bác sĩ khuyến nghị người dân khi dẫm phải đinh, sắt gỉ… cần phải vệ sinh sạch vùng vết thương bằng oxy già,  bôi thuốc sát trùng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:uốn ván