Uốn ván là gì? Bạn biết gì về bệnh uốn ván. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.
Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh, đây là một dạng nhiễm khuẩn từ vết thương do trực khuẩn uốn ván Clostrildium tetani gây ra khi các vết thương hở bị nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, đất cát không được xử lý cẩn thận.
Trẻ sơ sinh khi sinh ra bị nhiễm khuẩn uốn ván do dụng cụ, kim tiêm không được vô trùng khiến trẻ mắc bệnh
Uốn ván là gì? Nguyên nhân gây bệnh uốn ván
Các trực khuẩn tiếp xúc với các vết thương của người bệnh sau khi thực hiện các vết chính da, vết rách da, sảy thai, phẫu thuật,vết thương sâu do bị dao kéo tác động vào.
Các dụng cụ y tế khi thực hiện phẫu thuật khi mổ đẻ, cắt rốn không được tiệt trùng, vệ sinh không đúng cách hoặc người đỡ đẻ tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.
Khi bị vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, các trực khuẩn có trong phân trâu phân bò, cống rãnh… khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
Trẻ sơ sinh khi sinh ra bị nhiễm khuẩn uốn ván do dụng cụ, kim tiêm không được vô trùng khiến trẻ mắc bệnh.
Uốn ván là gì? Triệu chứng của bệnh uốn ván
Thời gian ủ bệnh từ 4 tới 21 ngày , thông thường từ 7 ngày sau khi bị chấn thương các uốn ván phát triển trong điều kiện yếm khí, sau khi giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào thần kinh và các cơ khiến bệnh nhân có các biểu hiện sau:
- Cơ lưỡi bị tê khiến bệnh nhân khó ăn và khó nuốt, cứng hay đau các cơ cổ, vai và lưng, cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi khiến lưng cong và ưỡn ngược ra trước.
- Ở mức độ nhẹ bệnh nhân chỉ cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào.
- Uốn ván là gì? Ở mức độ nặng các cơn co giật diễn ra toàn thân, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, huyết áp tăng tim đập loạn, người tím tái thậm chí dẫn tới ngưng thở và tử vong.
- Trường hợp trẻ mắc bệnh uốn ván thường vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầy sau khi sinh, từ ngày thứ 3 trở đi trẻ bỏ bú các cơ cứng, các cơn co giật xuất hiện dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Uốn ván nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng về tim mạch, huyết áp, viêm phổi, vỡ cơ…
Uốn ván xuất hiện ở các vùng nông thôn hay ở các nước không có chương trình tiêm chủng thì bệnh ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao
Uốn ván là gì? Uốn ván lây truyền như thế nào?
Uốn ván là gì? Uốn ván cục bộ xuất hiện ở các vùng nông thôn hay ở các nước không có chương trình tiêm chủng thì bệnh ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao.
Bệnh uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, phẫu thuật, sảy thai, sinh đẻ, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa.
Khi bị trầy xát hoặc có vết thương và tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh,…, vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván. Trẻ hiếu động dễ bị trầy xước bởi những vật dụng gỉ sét (nơi chứa nhiều vi khuẩn) sẽ dễ bị nhiễm bệnh nếu chưa được tiêm chủng.
Cũng có trường hợp bị uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.
Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván.
Bệnh uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính như vết chích da
Biến chứng của bệnh uốn ván
Hiện nay với tiến bộ của y học, tỉ lệ tử vong do Uốn ván đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh thường phức tạp do bệnh nhân đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Co thắt và co giật các cơ.
- Trong cơn giật, bệnh nhân có thể tím tái do suy hô hấp, vã mồ hôi, uốn cong người lên hoặc sang một bên, có thể gây các biến chứng trong cơn như: Đứt và rách cơ, gẫy xương, co thắt họng, cứng cơ hoành và thanh quản, gây ngạt và tử vong đột ngột.
- Thở nhanh, suy hô hấp, nhiễm trùng phế quản, xẹp phổi, nghẽn mạch phổi.
- Rối loạn nhịp tim,tắc mạch, suy tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác…
- Liệt thần kinh sọ, rối loạn tâm thần.
- Trẻ em và người già là những đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất nếu bị Uốn ván
Uốn ván là gì? Cách phòng ngừa bệnh uốn ván
Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, trẻ em sơ sinh nên tiêm phòng vacxin uốn ván để phòng ngừa bệnh.
Xử lý vết thương khi bị trầy xước, đụng vào đinh, dính cát bụi… sạch sẽ sau đó đến bệnh viện để khám và tiêm phòng uốn ván.
Giữ vết thương sạch sẽ tránh nhiễm trùng gây hoại tử, thay băng tối thiểu 1 lần một ngày, tránh tiếp xúc vết thương với nước ẩm, nước bẩn.
Sau khi xử lý vết thương tiến hành dùng thuốc kháng sinh, bôi lớp kem hoặc mỡ kháng sinh để giúp vết thương nhanh liền đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Trên đây là những chia sẻ về uốn ván là gì? và nguyên nhân,triệu chứng và cách phòng tránh bệnh.
Thu Hà