Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vắc xin dại và huyết thanh kháng dại đều là hai phương pháp điều trị dự phòng bệnh dại rất hiệu quả. Thế nhưng cụ thể, vắc xin dại, huyết thanh kháng dại là gì? Đâu là điểm khác biệt giữa vắc xin dại và huyết thanh kháng dại?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vắc xin dại và huyết thanh kháng dại cũng như sự khác biệt của hai loại “vũ khí” chống lại bệnh dại này. Mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Vắc xin dại là vắc xin có chứa virus bất hoạt có khả năng kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể đặc hiệu giúp chống lại virus dại. Có thể sử dụng vắc xin dại cả trước và sau khi phơi nhiễm với virus. Trước kia, có rất nhiều người lo lắng tiêm vắc xin phòng dại sẽ gây hại cho cơ thể do vắc xin dại thế hệ cũ thường gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không muốn. Tuy nhiên hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ hiện đại mà vắc xin dại thế hệ mới đã được đưa vào sử dụng với mức độ hiệu quả và an toàn cao. Do đó, các loại vắc xin thế hệ cũ đã ngừng sử dụng.
Hiện nay trên thế giới đang lưu hành rất nhiều loại vắc xin phòng dại với nguồn gốc, xuất xứ khác nhau như:
Phổ biến tại Việt Nam là hai loại vắc xin Verorab và Abhayrab đang được cấp phép lưu hành tại các trung tâm tiêm chủng lớn, uy tín như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Tùy thuộc vào việc tiêm trước hay sau khi phơi nhiễm cũng như tình trạng sức khỏe người tiêm, tình trạng động vật, độ tuổi,... mà các bác sĩ sẽ tư vấn người tiêm chọn loại vắc xin phù hợp cũng như đưa ra phác đồ tiêm chi tiết.
Theo đó, huyết thanh kháng dại là loại dung dịch có màu vàng nhạt hoặc không màu, được sử dụng để tạo nhanh miễn dịch thụ động cho người tiếp xúc với virus dại. Kháng thể có trong huyết thanh kháng dại có tác dụng làm chậm sự lan tỏa và trung hòa virus, từ đó ức chế nguy cơ gây bệnh một cách tối đa. Huyết thanh kháng dại thường được kết hợp cùng với vắc xin dại để tạo ra hiệu quả điều trị dự phòng bệnh dại.
Khi bác sĩ chỉ định dùng huyết thanh kháng dại, người bệnh chỉ tiêm 1 lần sau khi bị cắn và tiêm càng sớm càng tốt. Không tiêm huyết thanh muộn hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều vắc xin dại đầu tiên.
Các loại huyết thanh kháng dại hiện nay bao gồm:
Vắc xin dại và huyết thanh kháng dại sẽ được chỉ định cho các trường hợp có vết thương do động vật gây ra như vết cào rách da, vết cắn, chảy máu tại các bộ phận gần hệ thần kinh trung ương, bộ phận có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục,... Hoặc bị nước bọt của động vật nghi dại dính vào vùng da bị tổn thương, niêm mạc hay bị cắn nghiêm trọng, vết thương sâu và chảy nhiều máu.
Nhìn chung, vắc xin là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật và có tính kháng nguyên đã được làm mất khả năng gây bệnh hoặc không có nguồn gốc từ vi sinh vật nhưng có cấu trúc kháng nguyên giống với virus, vi khuẩn gây bệnh. Khác với vắc xin, huyết thanh kháng dại được sử dụng để tạo ra miễn dịch thụ động. Các kháng thể sẽ được đưa vào cơ thể để cơ thể có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh ngay lập tức. Cụ thể:
Vắc xin dại | Huyết thanh kháng dại | |
Thời điểm tiêm | Dự phòng trước hoặc sau khi phơi nhiễm virus. | Tiêm sau khi bị động vật cắn càng sớm càng tốt. Không tiêm muộn hơn 7 ngày sau liều vắc xin dại đầu tiên. |
Chống chỉ định | Không tiêm ở bắp người giảm tiểu cầu hay người rối loạn chảy máu. Trước phơi nhiễm: Hoãn tiêm nếu người bệnh bị mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin, bị sốt nhiễm trùng nặng hoặc có bệnh cấp tính. Sau phơi nhiễm: Không chống chỉ định. | Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với huyết thanh, bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch. |
Mũi tiêm | Dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi. Liệu trình tiêm sau phơi nhiễm tùy thuộc vào tiền sử tiêm chủng, tình trạng con vật,... | 1 mũi duy nhất. |
Tác dụng phụ | Đau, đỏ, ngứa, sưng và có nốt cứng tại chỗ tiêm. Một số triệu chứng khác: Sốt, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu,... | Căng cứng tại vết tiêm. Các triệu chứng khác: Nổi mề đay, ban đỏ, đau khớp, sốt nhẹ, sốc phản vệ (hiếm gặp). |
Thận trọng | Không dùng cùng lúc với thuốc ức chế miễn dịch. | Tìm hiểu phản ứng dị ứng của bệnh nhân. Thử phản ứng mẫn cảm trước tiêm. Thận trọng với bệnh nhân rối loạn chảy máu, giảm tiểu cầu và hoãn tiêm khi bệnh nhân bị sốt. |
Tương tác thuốc | Không xảy ra tương tác nhưng không sử dụng chung với các thuốc ức chế miễn dịch. Các loại thuốc này có thể gây cản trở quá trình sản sinh kháng thể. | Có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của một số loại vắc xin sống, từ đó giảm động lực nếu tiêm cùng lúc hoặc quy trình tiêm không đảm bảo quy định. |
Chú ý đặc biệt | Chủ động tiêm vắc xin phòng dại trong thời gian mang thai và cho con bú để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, thai nhi. | Không trộn lẫn vắc xin và huyết thanh. Không tiêm huyết thanh vào tĩnh mạch và chuẩn bị các thuốc cấp cứu đầy đủ. Tiêm ở vị trí riêng và không dùng rượu bia, thuốc corticoid tối thiểu 2 tuần sau tiêm. |
Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu thêm về vắc xin và huyết thanh phòng dại. Đây đều là những phương pháp có thể điều trị dự phòng bệnh dại hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào xoay quanh việc tiêm vắc xin, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được giải đáp, tư vấn một cách chính xác, chi tiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.