Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn ván là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, được xem là một trong số các nguyên nhân tử vong phổ biến ở nhiều quốc gia đang phát triển như châu Phi, Nam Mỹ và châu Á. Biện pháp để phòng tránh hiệu quả nhất đối với căn bệnh này đó là tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Vậy uốn ván tiêm mấy mũi thì có hiệu quả?
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa nắm được thông tin về bệnh uốn ván như bệnh uốn ván là gì? Nguyên nhân và cách điều trị? Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi thì hiệu quả? Hãy cùng Long Châu đi tìm câu trả lời ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính cực kỳ nguy hiểm. Do đó, việc chủ động tạo miễn dịch cách tiêm vắc xin ngừa uốn ván, đặc biệt là phụ nữ mang thai là cách phòng bệnh tốt nhất. Tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván có hiệu quả phòng bệnh trên 95%. Vậy vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều quy định hiện nay, tiêm phòng uốn ván mấy mũi ở đâu uy tín và an toàn,…
Uốn ván là một căn bệnh cấp tính do độc tố từ vi khuẩn Clostridium tetani sinh ra trong môi trường yếm khí tại vết thương của bệnh nhân. Clostridium tetani là vi khuẩn gram dương, quanh thân có lông, trực khuẩn này thường tạo nha bào hình dùi trống hoặc hình cầu tròn. Mặc dù vi khuẩn uốn ván chết ở điều kiện 56 độ C nhưng nha bào thì lại rất bền vững.
Uốn ván có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 50 ngày. Khi bệnh được biểu hiện ghi nhận một số triệu chứng điển hình như:
Vi khuẩn uốn ván gây bệnh cho người thông qua việc tiết độc tố gây tổn thương lên hệ thần kinh, từ đó làm cho các cơ bắp chịu sự chi phối của những dây thần kinh này bị tê liệt. Nếu không được tiêm phòng trước đó hoặc không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có khả năng cao sẽ tử vong (chiếm tỷ lệ lên tới 95%). Vì vậy, vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi và khi nào nên đến gặp bác sĩ là hai vấn đề mà mọi người cần tìm hiểu trước để hiểu rõ cũng như phòng ngừa được căn bệnh này một cách hiệu quả.
Uốn ván không lây truyền từ người này sang người khác. Con đường lây nhiễm của vi khuẩn uốn ván chủ yếu qua các vết thương, đặc biệt là các vết bỏng, vết rách, vết thương hở bị nhiễm đất, bụi,... hoặc do tiêm chích.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp mắc bệnh sau quá trình phẫu thuật hoặc nạo phá thai trong môi trường không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Đặc biệt, trẻ sơ sinh cũng là đối tượng có thể mắc phải bệnh uốn ván, với nguyên nhân điển hình là quá trình cắt rốn và chăm sóc rốn không hợp lý.
Vắc xin uốn ván được sử dụng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bào tử uốn ván. Cơ chế hoạt động của vắc xin là tạo ra kháng thể có khả năng liên kết với độc tố được tiết ra từ vi khuẩn. Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai và uốn ván sơ sinh để chủ động phòng uốn ván vì kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền sang con giúp bảo vệ đứa trẻ đồng thời cũng sẽ bảo vệ người mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ.
Hiệu quả mà vắc xin mang lại trong việc phòng ngừa uốn ván cũng đã được chứng minh (lên đến 95%) nếu bệnh nhân được tiêm đúng lịch và đủ liều. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì vắc xin thường chỉ có tác dụng trong khoảng 10 năm và không thể cung cấp kháng thể miễn dịch trọn đời. Trong trường hợp nếu có nghi ngờ có thể đã tiếp xúc với các bào tử gây bệnh uốn ván nên đi tiêm nhắc lại sớm hơn.
Do vắc xin không thể tạo được sự miễn dịch trọn đời nên mọi người nên thường xuyên tiêm mũi nhắc lại nhằm duy trì hiệu quả phòng ngừa bệnh một cách tối đa. Vậy uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều? Tùy vào từng độ tuổi và từng loại vắc xin uốn ván mà số mũi tiêm phòng uốn ván sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, thông thường để đảm bảo cơ thể đủ kháng thể chống chọi với nguy cơ bị uốn ván, bạn cần thực hiện đầy đủ 5 mũi tiêm cơ bản trên đối với người chưa từng tiêm vắc xin uốn ván.
Trẻ em
Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trẻ cần được tiêm tổng cộng 5 mũi vào các thời điểm:
Phụ nữ mang thai
Với lần đầu tiên mang thai: Tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng và để đạt hiệu quả cao nhất thì nên tiêm cách thời điểm trước sinh 1 tháng.
Các lần mang thai tiếp theo: Thai phụ được tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván vào mỗi lần mang thai.
Có thể thấy rằng, song song với việc chăm sóc vết thương thì mọi người cũng cần phải tiêm ngừa uốn ván, đặc biệt là những vết thương sâu bị dập nát hay có lẫn bụi bẩn, đất đá,... bởi uốn ván thật sự là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Mong rằng thông qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh uốn ván và giải đáp câu hỏi uốn ván tiêm mấy mũi. Đồng thời thấy được ưu điểm của việc tiêm phòng vắc xin chủ động, nó không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe mà còn hạn chế tối đa những hậu quả có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.