Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Vi khuẩn E.coli ở Việt Nam kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi

Ngày 02/05/2019
Kích thước chữ

Theo thống kê, tỷ lệ vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột và tiêu chảy kháng kháng sinh đã tăng tới 40% trong 10 năm qua ở Việt Nam. Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi trong cộng đồng.

Theo thống kê, tỷ lệ vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột và tiêu chảy kháng kháng sinh đã tăng tới 40% trong 10 năm qua ở Việt Nam. Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi trong cộng đồng.

Vi khuẩn E.coli ở Việt Nam kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi 1Tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng kháng sinh tại Việt Nam đã tăng đến 40% trong vòng 10 năm qua.

Bên lề khóa đào tạo nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh, PGS.TS Đoàn Mai Phương, nguyên Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện tại vi khuẩn E.coli đã kháng luôn cả kháng sinh Carbapenem - loại kháng sinh được xem là vũ khí cuối cùng để điều trị. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E.coli đang tăng 30 - 40% so với năm 2009. Đây là loại vi khuẩn mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống, chủ yếu lây qua đường ăn uống (ngộ độc thực phẩm).

Thậm chí ở một số tỉnh phía Nam, tỷ lệ E.coli kháng thuốc còn lên tới hơn hơn 74%. “Nếu không kiểm soát thì kháng kháng sinh sẽ lan truyền giữa vi khuẩn này với vi khuẩn khác, tình trạng đề kháng kháng sinh Carbapenem tăng nhanh chóng”, bà Phương cho biết.

Tại Việt Nam, E.coli là một trong số các loại vi khuẩn gram âm đường ruột kháng kháng sinh. Và nó cũng là một trong những nhóm siêu vi khuẩn kháng toàn bộ các loại kháng sinh ở mức báo động trên toàn cầu. Hiện tại trung bình mỗi năm thế giới lại có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc.

Với thực trạng này, WHO cảnh báo dự tính tới năm 2050 cứ mỗi 3 giây sẽ có 1 người tử vong do siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, chỉ với một vết cắt hay một căn bệnh thông thường như ho cũng đủ làm chúng ta tử vong. Và Việt Nam chúng ta cũng được WHO xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới.

Vi khuẩn E.coli ở Việt Nam kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi 2Bản đồ tình trạng kháng kháng sinh trên toàn thế giới cho đến năm 2050, với số lượng người tử vong ước tính lên tới 10 triệu.

Thực tế kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi là thực trạng nhức nhối đã tồn tại bao lâu nay ở nước ta. Nó bắt nguồn từ thói quen tự mua thuốc mà không cần qua kê đơn của người dân. Và thậm chí là cả các bác sĩ cũng sử dụng liều kháng sinh không hợp lý.

PGS.TS Phương khuyến cáo không phải cứ dùng kháng sinh mạnh mới tốt. Mà chúng ta chỉ nên điều trị kháng sinh phổ hẹp, bởi nếu dùng kháng sinh mạnh luôn, thì đến lúc mắc loại vi khuẩn mạnh hơn sẽ không còn kháng sinh để chúng ta điều trị.

Hiện nay miễn dịch cộng đồng đã dần mất đi do số lượng người anti vắc xin ngày một nhiều. Bên cạnh đó lượng người tiêm vắc xin cũng không tránh được tình trạng lây bệnh từ thế giới xung quanh. Bệnh viện tuyến cuối Bạch Mai cũng đã tiếp nhận những ca bị đa kháng thuốc, kháng mở rộng và toàn kháng. Đặc biệt với ca bệnh toàn kháng, bác sĩ khi đó cũng bất lực và chỉ có thể truyền dịch, nâng cao thể trạng, tăng cường dinh dưỡng và trông chờ cơ thể bệnh nhân tự chống đỡ với vi khuẩn.

Tính từ năm 2009 đến nay, lượng thuốc kháng sinh bán ra trong cộng đồng tại nước ta đã tăng gấp đôi. Thống kê được khoảng 88% kháng sinh tại thành thị được bán mà không cần kê đơn. Tỷ lệ này ở nông thôn còn cao hơn tới 91%.

Theo PGS.TS Đoàn Mai Phương, chúng ta có thể hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi bằng cách mua kháng sinh có đơn. Đặc biệt không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng và không dùng kháng sinh trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, ngoài nỗ lực từ bệnh viện thì bệnh nhân cũng phải có ý thức tự bảo vệ sức khỏe, nhất là tiêm vắc xin đầy để hạn chế kháng kháng sinh.

Vi khuẩn E.coli ở Việt Nam kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi 3Hãy mua thuốc có đơn để hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh do dùng thuốc bừa bãi.

Để có thể xác định xem một loại vi khuẩn có kháng kháng sinh hay không, hay do bác sĩ dùng kháng sinh chưa đủ liều, thì bắt buộc bạn phải làm kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm vi sinh. Sau khi có kết quả, nếu bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh thì bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ, họ sẽ tiến hành cách ly không để các loại vi khuẩn kháng thuốc lây lan sang các bệnh nhân khác, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng các kháng sinh đang có.

Quan trọng hơn, khi mắc bệnh bạn cần đi gặp bác sĩ để được chữa trị đúng phương pháp và có thuốc kê toa rõ ràng. Khi mua thuốc, bạn cũng nên đến những đơn vị bán thuốc uy tín, chất lượng, có dược sĩ chuyên môn để được sử dụng loại thuốc phù hợp với bệnh trạng.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:vi khuẩn e coli