Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn ván là một căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao, cần phải tiêm phòng đầy đủ để chủ động phòng tránh. Vậy vi trùng uốn ván sống ở đâu, gây nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe con người, bạn có biết?
Vi khuẩn uốn ván thuộc họ Bacillaceae, giống Clostridium. Tên khoa học của vi khuẩn uốn ván là Clostridium tetani, là loại trực khuẩn kỵ khí. Hình thái trực khuẩn uốn ván mảnh, hơi cong, khi mới nuôi cấy trên môi trường đặc thì sinh ra những hình thể dài như sợi chỉ, bắt màu Gr(+). Vi khuẩn uốn ván có lông, di động mạnh trong môi trường kỵ khí (nhưng có chủng không lông).
Theo đó, khi gặp điều kiện không thuận lợi thì vi khuẩn sinh nha bào. Nha bào to hơn thân và nằm ở một đầu nên vi khuẩn giống như đinh ghim. Việc hình thành nha bào nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Sự hình thành nha bào sẽ tăng lên trong điều kiện canh thang có huyết thanh và không có glucoza. Vi khuẩn uốn ván lên men đường glucoza. Vậy vi trùng uốn ván sống ở đâu bạn có biết?
Vi trùng uốn ván sống ở đâu, chúng sống ở khắp mọi nơi trên trái đất này. Vi khuẩn uốn ván có ở trong đất, cát, bụi, phân trâu, bò, ngựa và gia cầm hoặc cống rãnh, vật dụng sử dụng sinh hoạt hàng ngày như dao, kéo... hay dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ… Với các vết thương hở trên cơ thể, khi gặp môi trường này sẽ rất dễ bị nhiễm vi trùng uốn ván. Chính vì thế, việc biết rõ vi trùng uốn ván sống ở đâu sẽ có ích rất nhiều trong việc phòng bị sự tấn công và xâm nhập của chúng.
Có thể bạn chưa biết, nha bào uốn ván có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn. Chúng chỉ bị tiêu diệt trong môi trường nước sôi 30 phút hoặc trong môi trường dung dịch sát khuẩn 20 phút. Nha bào uốn ván một khi đã vào được trong vết thương của con người thì có thể phát triển thành vi khuẩn, tiết độc tố uốn ván. Các độc tố này sẽ xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có kích thích, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Hiện nay, đa số bệnh nhân bị nhiễm trùng uốn ván là nam giới, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên và trung niên. Nhưng vẫn không loại trừ khả năng phụ nữ và trẻ nhỏ mắc bệnh uốn ván trong quá trình sinh đẻ do sử dụng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh. Cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván là tiêm vắc-xin phòng bệnh sau 10 năm kể từ lần tiêm cuối. Và nếu chẳng may bị thương tích, cần vệ sinh sạch sẽ vết thương, lấy hết dị vật ra, sau đó nên đi tiêm ngay huyết thanh chứa kháng thể uốn ván và vắc-xin phòng uốn ván.
Ngoài việc hiểu rõ vi trùng uốn ván sống ở đâu, các bạn cũng nên biết rõ trong những trường hợp nào bắt buộc phải tiêm phòng uốn ván. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bị đâm hoặc giẫm phải vật nhọn gây rách da, chảy máu, không nên chủ quan vì vết thương này dễ dẫn đến nhiễm trùng uốn ván.
Bởi vì, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở dù chỉ là trầy xước nhỏ. Hơn nữa, vi khuẩn uốn ván còn là loại phát triển ở điều kiện yếm khí (vết thương bị dập nát dính bẩn, không có không khí, vết thương bị băng bó chặt...) rồi xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có kích thích, rất nguy hiểm.
Do đó, ngay khi bị các vật nhọn đâm vào người, các bạn cần phải tiến hành sơ cứu vết thương đúng cách, tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây nhiễm trùng uốn ván. Đồng thời các bạn cũng nên biết rõ vi trùng uốn ván sống ở đâu để chủ động đề phòng.
Bên cạnh đó, phụ nữ có thai cũng là đối tượng nên tiêm phòng uốn ván. Đây là biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh uốn ván hữu hiệu nhất để bảo vệ đứa trẻ sau khi sinh ra không bị uốn ván sơ sinh. Chỉ cần 2 mũi tiêm sẽ giúp cả mẹ và bé cùng an toàn.
Ngoài ra, nông dân, người làm việc trong các trang trại cũng là những đối tượng dễ bị uốn ván do phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường bùn đất, đồng ruộng, phân gia súc, gia cầm, dị vật... những nơi có nhiều vi khuẩn uốn ván trú ngụ. Do đó, khi gặp phải các vết thương nhỏ như xước da, chảy máu trong quá trình lao động, việc nhiễm khuẩn uốn ván có khả năng rất cao. Chính vì thế mà việc tiêm phòng là cần thiết để phòng bệnh.
Công nhân xây dựng các công trình, những người thường xuyên phải tiếp xúc với kim loại, bê tông, sắt thép cũng nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ. Bởi vì nguy cơ bị thương do các vật nhọn đâm là khó tránh khỏi đối với những đối tượng này. Hơn nữa, môi trường làm việc ở đây cũng là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi vi trùng uốn ván sống ở đâu. Vì vậy, nếu nằm trong trường hợp này, các bạn nên đi tiêm phòng uốn ván để bảo vệ bản thân khỏi các sự cố đáng tiếc.
Vậy, vi trùng uốn ván sống ở đâu các bạn đã biết rồi phải không? Hãy chủ động phòng tránh sự tấn công của loại vi khuẩn này bằng cách tiêm phòng đầy nhé! Nhất là khi bạn thuộc một trong những trường hợp nên tiêm vắc-xin phòng bệnh uốn ván như đã kể trên.
Linh Lê
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.