Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mách bạn cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu

Ngày 27/02/2019
Kích thước chữ

Hầu hết mẹ bầu hiện nay đều cần phải thực hiện tiêm phòng uốn ván trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu.

Tiêm vắc xin ngừa uốn ván đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Song, nhiều người lại vô cùng lo lắng khi nhận thấy chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa. Nếu vẫn thắc mắc về cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Vắc xin uốn ván là gì?

Vắc xin uốn ván có tác dụng phòng ngừa bệnh uốn ván. Đây là một căn bệnh do cơ thể bị nhiễm chất độc do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra khi xâm nhập vào các vết thương hở trên da.

Uốn ván được xếp vào danh sách những loại bệnh có diễn biến phức tạp và nguy cơ tử vong rất cao, chiếm khoảng 25 - 90% ở mẹ bầu và 95% ở trẻ sơ sinh. Chỉ sau 4 - 21 ngày, vi khuẩn Clostridium tetani đã có thể gây ra bệnh uốn ván tử cung ở mẹ bầu và uốn ván rốn ở trẻ nhỏ. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ nhanh chóng bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tử vong khi đã ngừng tim.

Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 1
Vắc xin uốn ván là bước nhảy vọt của y học hiện đại 

Lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Dưới đây là những lý do khiến các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên tiêm vắc xin uốn ván càng sớm càng tốt:

Bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và trẻ em

Vắc xin uốn ván sẽ kích thích cơ thể tự sản sinh ra kháng thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngay cả khi trẻ em sinh ra, vắc xin khi tiêm vào cơ thể của mẹ vẫn có thể truyền sang trẻ và có tác dụng đến vài tháng đầu đời.

Bảo vệ sức khỏe của cộng đồng

Vắc xin uốn ván còn có thể nâng cao sức khỏe của cộng đồng một cách đáng kể. Một xã hội có càng nhiều người được tiêm chủng thì khả năng lây nhiễm cho gia đình và những người xung quanh càng ít.

Tiết kiệm chi phí chữa trị

Bệnh uốn ván có diễn biến vô cùng phức tạp nên đòi hỏi người bệnh phải tiêu tốn một lượng lớn tiền bạc và thời gian.

Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm uốn ván

Trước khi tìm hiểu về cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu, bạn cần hiểu rõ một số phản ứng của cơ thể sau khi tiêm. Tùy vào thể trạng của mẹ bầu mà các tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván là khác nhau. Theo một số mẹ bầu, một số phản ứng thông thường mà nhiều mẹ bầu gặp phải có thể kể đến là:

Chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất xuất hiện ở đa số chị em phụ nữ mang thai. Thông thường, vết tiêm sẽ sưng lên, đỏ tấy, nổi cục cứng như hạch và gây đau ngứa. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 - 8 tiếng đồng hồ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 2
Vết tiêm thường sưng, ngứa thường đi kèm với sốt nhẹ 

Đau nhức cơ bắp

Một số người có thể trải qua sự khó chịu và đau nhức cơ sau khi tiêm chủng. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức thường xuyên hơn, do hệ miễn dịch phải tập trung chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Sốt nhẹ

Nhiều mẹ bầu có phản ứng sốt nhẹ sau vài giờ tiêm vắc xin. Tốt nhất, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước để giảm bớt nhiệt độ cơ thể. Nếu sốt cao và muốn uống thuốc hạ sốt, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Buồn nôn, tiêu chảy

Buồn nôn và tiêu chảy cũng là triệu chứng bình thường sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 - 8 tiếng đồng hồ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Bên cạnh các dấu hiệu phản ứng lành tính của cơ thể, mẹ bầu cũng có thể gặp phải rất nhiều triệu chứng bất thường khác. Lúc này, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. Cụ thể:

  • Phản ứng anaphylaxis: Anaphylaxis là một trạng thái cấp cứu và cần được cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng có thể bao gồm: Khó thở, sưng môi mặt, họng và miệng, đau ngực, ho và ngất xỉu.
  • Phản ứng không phải là anaphylaxis: Đây là một dạng dị ứng đặc biệt, có thể là sốt cao, viêm nề, mệt mỏi nặng, đau khớp và cơ chân tay.
  • Phản ứng dị ứng trên cơ sở miễn dịch: Hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với vi khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng bất thường như: Phát ban da, ngứa, sưng môi, mắt, toàn bộ khuôn mặt hoặc khó thở.
Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 3
Mẹ nên kiểm tra sức khỏe ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường 

Cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu

Các triệu chứng phụ sau khi tiêm uốn ván cho bà bầu dù không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ nhưng cũng khiến nhiều mẹ bầu của thấy vô cùng khó chịu. Bởi vậy, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu đơn giản như sau:

Chườm lạnh

Sau khi tiêm, bạn đặt lên vết tiêm một miếng đá lạnh hoặc gel chườm lạnh để giảm đau và sưng tấy. Bạn chú ý nên bọc viên đá trong khăn mỏng để tránh bị bỏng lạnh. Tiếp đó, chườm lạnh trong 15 - 20 phút/lần và thực hiện 2 - 3 lần/ngày.

Nghỉ ngơi và uống đủ nước

Cơ thể mẹ bầu vô cùng nhạy cảm nên rất dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau khi tiêm. Vì vậy, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời, duy trì uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình hydrat hóa diễn ra bình thường.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu cảm giác đau nhức vượt quá khả năng chịu đựng hoặc mẹ bầu bị sốt cao, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc uống thuốc quá liều.

Theo dõi triệu chứng

Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, cơ thể sẽ xuất hiện rất nhiều biểu hiện của phản ứng phụ. Điều này có thể làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thể trạng và thói quen thường ngày của mẹ. Lúc này, mẹ nên theo dõi sát sao các triệu chứng của bệnh trong 5 - 7 ngày. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.

Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 4
Thực hiện những cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu

Hy vọng rằng bài viết này đã mang tới cho chị em những thông tin bổ ích nhất về cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu. Hãy theo dõi ngay những bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để trang bị những kiến thức quan trọng trong quá trình mang thai, mẹ nhé!

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiêm chủng tốt nhất với chất lượng vắc xin hàng đầu, hệ thống lưu trữ đảm bảo chuẩn GSP, đa dạng các loại vắc xin phù hợp với mọi nhóm đối tượng để phòng ngừa các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại trung tâm có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất khi đến tiêm phòng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin