Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp?

Ngày 11/12/2021
Kích thước chữ

Những người bị mắc bệnh tăng huyết áp thường được khuyến nghị nên giảm lượng muối ăn trong thực đơn hàng ngày. Vậy việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp ? Nó có tác hại như thế nào đến sức khỏe tim mạch? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình người Việt. Nó không chỉ giúp món ăn đậm vị hơn mà còn đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vậy việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp và sức khỏe tim mạch? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!

Việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp ?

“Ăn mặn” là từ dùng để chỉ những người ăn quá nhiều muối, cụ thể hơn là natri trong một ngày. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều muối (hơn 5g hoặc 6g muối mỗi ngày) sẽ làm tăng huyết áp đáng kể, đồng thời có thể gây khởi phát bệnh tăng huyết áp cũng như các biến cố tim mạch.

Việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp 3

Việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp

Vậy việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp ? Nếu nồng độ ion natri (Na+) tăng lên cao buộc cơ thể phải giữ nước để có thể làm loãng nồng độ các chất. Giúp duy trì ổn định nồng độ dịch thể trong cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn khi ăn mặn, dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên. Lúc này, tim sẽ phải hoạt động mạnh hơn bình thường để có thể bơm đủ lượng máu vào các mạch máu và tạo áp lực lên mạch máu. Việc bị áp lực trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng bệnh lý tăng huyết áp và khiến mạch máu tổn thương, xơ cứng hơn. Từ đó, nguy cơ bị đột quỵ, đau tim hay suy tim cũng tăng lên.

Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố tâm lý bất ổn sẽ làm tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng hấp thu natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ đi vào trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp. Muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenalin – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

Những tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe

Muối là một chất cần thiết đối với cơ thể nhưng nếu dung nạp quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả ngắn hạn và dài hạn. 

1. Tác động ngắn hạn

Việc ăn quá nhiều muối trong cùng một bữa ăn hay trong một ngày có thể dẫn đến một số ảnh hưởng ngắn hạn như: 

  • Cơ thể giữ nước: Việc ăn nhiều muối khiến lượng natri trong cơ thể tăng cao, lúc này cơ thể cần giữ nước để đảm bảo cân bằng nồng độ các chất luôn ổn định. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang giữ nước như sưng phù ở tay chân, tăng kí…
  • Tăng huyết áp tạm thời: Ăn nhiều muối gây giữ nước và làm tăng thể tích máu trong các mạch máu sẽ làm huyết áp tăng lên tại thời điểm đó. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm với muối ở mỗi người không giống nhau nên không phải ai cũng bị tăng huyết áp khi ăn mặn.
  • Cảm giác khát nhiều: Ăn mặn sẽ khiến bạn cảm thấy khô miệng và khát nước. Lúc này, bạn phải uống nhiều nước để cơ thể duy trì được tỷ lệ giữa natri/ nước ổn định. Nhưng nếu tăng natri máu nhanh sẽ gây ra một số triệu chứng như bồn chồn, khó thở, khó ngủ, giảm đi tiểu.

Việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp 2

Những tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe

2. Tác động dài hạn

Thói quen ăn nhiều muối trong thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như: 

  • Bệnh tăng huyết áp: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp đáng kể. Nhưng nếu cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn thì mức huyết áp có thể giảm xuống. Tác động này mạnh hơn ở những người nhạy cảm với muối như người cao tuổi.
  • Làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Các nghiên cứu đã cho rằng chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến nguy cơ gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chế độ ăn mặn có thể gây loét hoặc viêm niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm: Mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối, bệnh tim và tử vong sớm vẫn còn có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến lượng muối trong khẩu phần ăn để hạn chế ảnh hưởng đến tim mạch.

Lượng muối bổ sung hàng ngày để tránh tăng huyết áp do ăn mặn

Để tránh việc ăn mặn gây ra tình trạng tăng huyết áp cùng nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn cần phải theo dõi sát lượng muối ăn hàng ngày. Tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối tiêu thụ có thể sẽ khác nhau. Cụ thể: 

Người trưởng thành: Không nên ăn quá 6g muối/ngày (tương đương với 2,4g natri).

Trẻ em: Lượng muối sẽ thay đổi theo từng độ tuổi

  • Từ 1–3 tuổi không nên ăn quá 2g muối/ngày (tương đương 0,8g natri).
  • Từ 4–6 tuổi không nên ăn quá 3g muối/ngày (tương đương 1,2g natri).
  • Từ 7–10 tuổi không nên ăn quá 5g muối/ngày (tương đương 2g natri).
  • Từ 11 tuổi trở lên không nên ăn quá 6g muối/ngày (tương đương 2,4g natri).
  • Trẻ sơ sinh: Không nên ăn nhiều muối vì thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện để thực hiện chức năng. Trẻ dưới 1 tuổi nên ăn ít hơn 1g muối mỗi ngày.

Việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp 1

Lượng muối bổ sung hàng ngày để tránh tăng huyết áp do ăn mặn

Nếu trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức thì trong sữa đã có sẵn lượng khoáng chất thích hợp, bao gồm cả natri. Do đó, bạn không cần thêm muối vào sữa hoặc các viên gia vị khác vì sẽ quá lượng muối cần thiết cho trẻ.

Hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc việc ăn mặn có liên quan gì đến tăng huyết áp và những tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe để biết cách quản lý chế độ ăn của mình và gia đình tốt hơn.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Tăng huyết áp