Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nám da là tình trạng rất hay gặp đối với làn da của phụ nữ, biểu hiện bởi các đốm sắc tố có màu nâu hoặc đen. Rất nhiều chị em phụ nữ tìm kiếm các dưỡng chất để cải thiện tình trạng da bị nám, một trong những thắc mắc thường gặp trong quá trình tham khảo sản phẩm điều trị tình trạng này là "vitamin C trị nám da được không?".
Để giải đáp thắc mắc trên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bạn về công dụng của vitamin C cũng như trả lời cho câu hỏi vitamin C trị nám được không. Mời bạn đọc đón xem!
Vitamin C còn được biết đến với tên gọi khác là acid ascorbic, là một loại vitamin tan trong nước, có mặt trong nhiều loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, quả mọng, táo, khoai tây, ớt chuông và nhiều loại rau củ khác. Ngoài ra, một số sản phẩm vitamin C được tinh chế và bán dưới dạng thực phẩm chức năng.
Việc hiểu rõ tác dụng của vitamin C đối với làn da sẽ giúp bạn nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp vitamin C:
Vitamin C thực sự có tác dụng giữ ẩm cho da. Điều này đúng với dẫn xuất Magnesium ascorbyl phosphate của vitamin C, được biết đến với khả năng giữ nước cho da. Thành phần này có tác dụng giảm thiểu việc mất nước qua lớp biểu bì da, giúp duy trì độ ẩm cho da và làm cho da trở nên mềm mại hơn.
Công dụng này của Vitamin C đã được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da vì nó giúp giảm tạo các sắc tố da và giúp da trở nên trắng sáng hơn.
Vitamin C giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm da, giảm sự đỏ da khi bị viêm và làm mờ các vết thâm sau khi nổi mụn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C là thành phần giúp kích thích tăng sinh collagen, một chất quan trọng cấu tạo nên cấu trúc da, giúp da trẻ khỏe.
Sự tổn thương trên da như nhiễm trùng, viêm da hay sẹo có thể được đẩy nhanh quá trình phục hồi khi bạn cung cấp vitamin C cho da.
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ da khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, vitamin C không thể bảo vệ da hoàn toàn dưới ánh nắng, bạn cần sử dụng kèm theo các sản phẩm chống nắng khác.
Nám da là gì? Bạn có từng nghe đến melanin, còn được gọi là hắc tố, là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, melanin là chất có khả năng hấp thụ ánh sáng một cách hiệu quả và nó tiêu diệt đến 99,9% tia UV, vì vậy chất này có vai trò chống nắng và bảo vệ làn da tránh khỏi sự gây hại của tia UV.
Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều sắc tố melanin, chúng sẽ tập trung lại và tích tụ tại một vùng da nhất định, làm làn da xuất hiện các đốm nâu sạm trên da gọi là hiện tượng nám da. Đối với phụ nữ, nám da thường xuất hiện ở hai bên gò má, mũi, cằm hoặc trán. Nám da khiến cho làn da trở nên mất thẩm mỹ, gây ra sự thiếu tự tin và e ngại trong cuộc sống.
Để làm rõ hơn về câu hỏi liệu vitamin C có trị nám được không, ta cần xem xét khả năng thực của nó. Theo nghiên cứu, vitamin C có thể giúp thúc đẩy sản xuất collagen, đồng thời ức chế sự hình thành của sắc tố melanin gây nám trên da. Đây là một loại vitamin thường được sử dụng để cải thiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm, da sạm đen do ánh nắng mặt trời. Chính vì cơ chế này, công dụng của vitamin C trong việc trị nám đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và viên uống.
Tuy nhiên, nám, sạm da, và tình trạng tăng sắc tố là những vấn đề khó khăn để giải quyết hoàn toàn trên da. Điều quan trọng là bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất cho làn da mỏng manh của mình để giúp làm mờ và ngăn ngừa các vết nám trong tương lai.
Vitamin C có nhiều công dụng và cơ chế tác động vào da, bao gồm khả năng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào da từ bên trong, tăng cường sức khỏe cho làn da và giúp điều trị nám, chữa tàn nhang, và làm trắng da. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C để điều trị nám và các vấn đề liên quan đến tăng sắc tố cần phải được đánh giá kỹ lưỡng, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia da liễu trước khi sử dụng sản phẩm chứa vitamin C để trị nám.
Để tránh các tác dụng phụ của vitamin C, nên tránh sử dụng liều cao và tiêm vào cơ thể trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, tốt hơn hết là nên bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C. Điều này sẽ giúp làm đẹp da và tăng sức đề kháng hiệu quả hơn và kéo dài thời gian.
Để có một làn da mịn màng, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Nên tránh ăn nhiều mỡ, đường, chất cay, thức ăn nóng và đồ uống có ga. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại quả có màu vàng, đỏ (giàu vitamin A và C) vào chế độ ăn uống như đu đủ, gấc, cà chua, bí đỏ, xoài, cam, quýt, dứa,... Ngoài ra, vitamin C cũng nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, cà chua và các loại nước quả tươi như cam, chanh, quýt, bưởi.
Thực hiện massage và đắp mặt nạ cũng là cách tốt để bổ sung độ ẩm và vitamin, giúp làn da tẩy sạch tế bào chết, tăng độ căng mịn và sáng da.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về vitamin C và giải đáp cho thắc mắc “vitamin C trị nám được không?”. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn khi sử dụng các sản phẩm để cải thiện làn da khi bị sạm nám.
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.