Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây Trinh nữ có tên khoa học là Mimosa pudica L. (Mimosaceae) còn được gọi là cây xấu hổ, là một loại cây nhỏ mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta như ven đường, bờ ruộng, trên đồi. Cây Trinh nữ có hoạt tính kháng khuẩn, chống co giật, chống trầm cảm, chữa lành vết thương, lợi tiểu và các hoạt tính dược lý khác. Loại thảo dược này đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ lâu đời, trong điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, đau nhức xương khớp.
Tên Tiếng Việt: Cây trinh nữ
Tên khác: Cây mắc cỡ, cây xấu hổ, hàm tu thảo, cây thẹn.
Tên khoa học: Mimosa pudica L.. Thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae.
Cây Trinh nữ là loại cây nhỏ, mọc thành bụi lớn, cao 30 - 40cm. Thân cành uốn éo, có lông và gai nhỏ hình móc. Lá kép chân vịt, có cuống dài, mọc so le, mang bốn nhánh lá chét xếp lông chim. Lá chét nhỏ gồm 12 - 14 đôi ở gốc và đầu nhánh, to hơn ở phần giữa, tất cả đều cụp xẹp lại khi đụng phải, hoặc buổi tối cũng cụp lại.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm rất nhiều hoa nhỏ xếp thành đầu tròn, màu tím nhạt; đài nhỏ hình đấu; tràng 4 cánh dính nhau ở nửa dưới; nhị 4, rất mảnh; bầu 4 noãn.
Quả giáp nhỏ, dài khoảng 2cm, rộng 2 - 3 mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng. Hạt nhỏ, dẹt, dài khoảng 2mm, rộng 1 - 1,5mm.
Mùa hoa: Tháng 6 - 8.
Cây trinh nữ mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta như ven đường, bờ ruộng, trên đồi.
Phân bố
Chi Mimosa L. có khoảng 400 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam có 4 loài, trong đó có cây Trinh nữ. Tuy nhiên, loài này ở châu Á được biết đến với 4 loài, căn cứ vào sự khác nhau của chiều dài chỉ nhị và lông ở ống tràng. Về nguồn gốc chung của loài Trinh nữ (M. pudica L.) có xuất xứ từ vùng châu Mỹ nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây Trinh nữ phân bổ rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi độ cao dưới 1000m.
Cây Trinh nữ thuộc loại cây thảo sống một năm. Cây con mọc từ hạt vào khoảng cuối mùa xuân, sau 3 tháng sinh trưởng phát triển nhanh, cây đã có quả già và hoàn thành vòng đời của nó.
Cây Trinh nữ là cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường đi, nương rẫy hay ở các ruộng bỏ hoang. Cây có khả năng chịu được khô hạn và nắng nóng (nhiệt độ lên tới 38 độ C) ở các vùng bán hoang mạc tại miền Trung.
Cây Trinh nữ ra hoa quả rất nhiều, khi quả già tự mở, hạt phát tán gần, vì thế cây thường mọc tập trung thành đám dày đặc, ảnh hưởng đến cây trồng. Để diệt trừ loại cỏ dại này, người ta thường phát bỏ lúc cây còn non (chưa có quả già), sau đó đốt cháy.
Thu hái và chế biến
Mùa hạ, khi cây Trinh nữ đang phát triển xanh tốt, thu hoạch toàn cây, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hay sấy khô là được (chú ý tránh làm rụng lá).
Thuỷ phân dưới 13p.100.
Tạp chất dưới 1p.100.
Bộ phận sử dụng được của cây Trinh nữ là toàn cây (hàm tu thảo).
Rễ, lá, cành của cây Trinh nữ chứa một alkaloid độc là mimosin tương tự như chất leucenol có trong keo dậu. Lá còn chứa một chất tương tự như adrenalin crocetin và crocertin dimethyl este, các flavonoid, acid amin, acid hữu cơ.
Lá và quả cây Trinh nữ có hàm lượng selen cao: Lá thu hái vào tháng 8 có 3000 /g và giảm dần đến tháng 12 chỉ còn 300 /g. Quả thu hái vào tháng 8 có 2097 /g giảm còn 1,56 /g vào tháng 2.
Hạt cây Trinh nữ chứa chất nhầy (17%) gồm các thành phần d-xylose và acid d-glucuronic. Thành phần dầu béo gồm các acid palmitic 8,7%, stearic 8,90%; oleic 31,0%; linoleic 51%; linolenic 0,4%, dầu béo này tương tự như dầu đậu tương và có thể cùng có một công dụng.
Theo Đông y, cây Trinh nữ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có độc, có tác dụng an thần, làm dịu cơn đau, chống ho, long đờm, tiêu viêm, tiêu tích, thanh nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu. Cây Trinh nữ có tác dụng:
Chữa lành vết thương
Rễ của cây Trinh nữ đã được nghiên cứu cho hoạt động chữa lành vết thương bằng cách kết hợp methanolic và chiết xuất nước tổng hợp ở nồng độ 0,5% (w/w), 1% (w/w) và 2% (w/w). Hoạt động chữa lành vết thương đã được nghiên cứu trong ba loại mô hình ở chuột và ước tính các thông số sinh hóa.
Điều trị vết thương bằng ointment chứa 2% (w/w) chiết xuất methanolic và 2% (w/w) chiết xuất nước tổng hợp đã cho thấy hoạt động làm lành vết thương đáng kể (P<0,001). Chiết xuất methanolic thể hiện hoạt động chữa lành vết thương tốt có lẽ là do thành phần phenol.
Tái tạo thần kinh tọa
Một chiết xuất cây Trinh nữ được tiêm với liều 1,6 mg/100 g tiêm mỗi 4 ngày lên đến 120 ngày ở chuột bị tổn thương thực nghiệm ở dây thần kinh tọa, đã cho thấy kết quả cao hơn 30 - 40% trong quá trình tái tạo thần kinh tọa so với nhóm sử dụng hydrocortison.
Hành động chống trầm cảm
Ở Mexico, chiết xuất nước từ lá khô cây Trinh nữ được sử dụng để giảm triệu chứng trầm cảm. Kết quả cho thấy clomipramine (1,25 mg/kg, tiêm phúc mô), desipramine (2,14 mg/kg, tiêm phúc mô), và lá cây Trinh nữ (6.0 mg/kg và 8.0 mg/kg, tiêm phúc mô) làm giảm sự bất động trong thử nghiệm bơi cưỡng bức và tăng tốc độ phản ứng nhận được trong thử nghiệm DRL-72. Những dữ liệu này cho thấy rằng cây Trinh nữ tạo ra tác dụng chống trầm cảm ở chuột.
Hành động chống co giật
Nước sắc từ lá cây Trinh nữ được tiêm phúc mô với liều 1000 - 4000 mg/kg bảo vệ chuột chống lại cơn co giật do pentylenetetrazole và strychnine gây ra. Cây trinh nữ không có tác dụng chống lại co giật do picrotoxin. Nó cũng đối kháng với N-methyl-D-aspartate. Những đặc tính này có thể giải thích việc sử dụng nó trong y học cổ truyền châu Phi.
Tác dụng tăng đường huyết
Chiết xuất etanolic của lá cây Trinh nữ cho chuột uống với liều 250 mg/kg cho thấy tác dụng tăng đường huyết đáng kể.
Tác dụng lợi tiểu
Nước sắc từ lá cây Trinh nữ với liều 200, 500, 1000 và 2000 mg/kg ở chuột và chó cho thấy hoạt tính lợi tiểu. Hoạt động ở chuột với liều 250 mg/kg được tìm thấy đạt 82% so với nhóm chuột được điều trị bằng thuốc lợi tiểu tiêu chuẩn (hydrochlorthiazide 2,5 mg/kg). Có sự giảm đáng kể (trên 50%) của sự bài tiết Na+ và Cl- mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết K+. Nó có thể được kết hợp như một loại thuốc lợi tiểu có tác dụng vừa phải với bất kỳ thuốc lợi tiểu hiện đại nào gây ra mất K+.
Hoạt tính kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn của các chiết xuất từ toàn cây Trinh nữ lần lượt trong ether dầu hoả, chloroform, ethyl acetate, methanol và nước đã được nghiên cứu đối với các chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau bằng cách sử dụng vùng ức chế.
Cả phương pháp khuếch tán trên giếng thạch và phương pháp khuếch tán đĩa thạch đều được sử dụng để đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất cây Trinh nữ.
Các vi sinh vật được sử dụng trong nghiên cứu là: Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Staphylococcus albus, Proteus Vulgaris, Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A, Salmonella paratyphi B, Shigella flexneri, Klebsiella pneumonia, và Pseudomonas aeruginosa.
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chiết xuất methanolic của cây Trinh nữ được xác định bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Các kháng sinh tham chiếu chloramphenicol và ampicillin cũng đã được thử nghiệm chống lại các vi sinh vật nói trên được sử dụng trong thử nghiệm và kết quả được so sánh với chiết xuất của thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất toàn cây Trinh nữ có hoạt tính kháng khuẩn tốt giữa phạm vi 7 - 18mm so với mầm bệnh được sử dụng để sàng lọc.
Dùng cây Trinh nữ với liều 10 - 20g (sắc uống).
Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ
Cả cây Trinh nữ 15g hoặc lá 6 - 12g, dùng riêng hoặc phối hợp với cây Nụ áo tím 15g, Chua me đất 30g, sắc uống hàng ngày vào buổi tối. Có thể phối hợp với Lạc tiên, Mạch môn, Thảo quyết minh.
Chữa viêm phế quản mạn tính
Cả cây Trinh nữ 30g, rễ cây Cẩm Peristrophe roxburghiana (Schult.) Bremek. 16g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương
Rễ cây Trinh nữ thái thành lát mỏng, phơi khô, sao qua, tẩm rượu rồi sao vàng 20 - 30g, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ Cúc tần, rễ Bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Đinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g, sắc uống.
Hoặc, rễ cây Trinh nữ 10g, thân lá Cối xay 3g, rau Muống biển 3g, Lạc tiên 3g, rễ Cỏ xước 3g, lá Lốt 3g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, hãm hoặc sắc uống.
Chữa nhức mỏi, sưng phù
Cả cây Trinh nữ, chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Sắc uống hàng ngày 20 - 30 thay trà.
Chữa khí hư
Vỏ rễ cây Trinh nữ tươi, giã, ép lấy nước, làm ngọt rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong 1 tuần.
Một số lưu ý khi sử dụng cây Trinh nữ: