Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Lorazepam.
Loại thuốc
Thuốc chống lo âu, an thần loại benzodiazepin
Dạng thuốc và hàm lượng
Lorazepam ức chế hệ thần kinh trung ương ở các mức, bao gồm cả hồi viền và tổ chức lưới của não, bằng cách gắn vào thụ thể benzodiazepin nằm trong phức hợp thụ thể của GABA (gamma aminobutyric acid) và bằng cách điều hòa GABA. Lorazepam làm tăng tác dụng ức chế của GABA đối với tính kích thích của neuron ở não, do làm tăng tính thấm của màng tế bào neuron đối với ion Cl-.
Sự di chuyển ion Cl- (anion) vào trong tế bào làm tăng điện thế qua màng, dẫn đến trạng thái bị kích thích kém hơn và gây trạng thái ổn định, như vậy, xung thần kinh có thể bị chặn hoàn toàn. Tăng tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh của GABA dẫn đến hậu quả là lorazepam cũng làm não giảm lượng sản xuất ra các chất kích thích dẫn truyền thần kinh bao gồm norepinephrin, serotonin, acetylcholin, và dopamin. Lorazepam có nguy cơ cao gây phụ thuộc thuốc.
Hấp thu nhanh và sinh khả dụng khoảng 90%. Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng sau khi dùng: An thần, gây ngủ: Uống: trong vòng 60 phút, tiêm bắp: 30 - 60 phút, tiêm tĩnh mạch: 15 - 30 phút. Chống co giật: Uống: 30 - 60 phút, tiêm tĩnh mạch: 5 phút. Thời gian tác dụng của thuốc: 6 - 8 giờ.
Thuốc qua hàng rào máu - não, qua nhau thai và vào sữa. Gắn vào protein khoảng 85%. Phần thuốc tự do có thể cao đáng kể ở người cao tuổi. Thể tích phân bố (Vd) ở trẻ sơ sinh: 0,75 lít/kg, người lớn: 1,3 lít/kg.
Thuốc chuyển hóa ở gan thành glucuronid không có hoạt tính.
Thuốc bài tiết qua nước tiểu, một ít qua phân. Thời gian bán thải: Trẻ sơ sinh: 40,2 giờ; trẻ lớn hơn: 10,5 giờ; người lớn: 12,9 giờ; người cao tuổi: 15,9 giờ; suy thận giai đoạn cuối: 32 - 70 giờ.
Tăng tác dụng/độc tính: Lorazepam làm tăng nồng độ/tác dụng của clozapin, các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital, valproate)
Nồng độ/tác dụng của lorazepam có thể tăng lên do loxapin, probenecid.
Giảm tác dụng: Nồng độ/tác dụng của lorazepam có thể bị giảm do các dẫn chất của theophylin, yohimbine.
Natri oxybat. Tránh sử dụng đồng thời (tăng tác dụng của natri oxybate).
Thuốc ức chế HIV-protease. Tránh dùng đồng thời (tăng nguy cơ an thần kéo dài).
Khi dùng chung với thuốc giãn cơ, tác dụng giãn cơ tổng thể có thể tăng lên (tích lũy) do đó cần thận trọng, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi và sử dụng liều cao.
Tránh dùng chung với rượu, lorazepam làm tăng nồng độ/tác dụng của rượu (ethylic),
Hạn chế sử dụng café khi dùng thuốc.
Thuốc tiêm lorazepam tương kỵ vật lý với sargramostim hoặc astreonam.
Người lớn
Trẻ em
Chống nôn do hóa trị liệu ung thư:
Lo âu, gây ngủ an thần:
Trạng thái động kinh: Tiêm tĩnh mạch: Trẻ nhỏ và trẻ em: 0,05 - 0,1 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 - 5 phút; không được vượt quá 4 mg/liều đơn; có thể nhắc lại liều thứ hai 0,05 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm sau 5 - 10 phút nếu cần. Thiếu niên: 0,07 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 - 5 phút; tối đa: 4 mg/liều; có thể lặp lại sau 5 - 10 phút.
Để an thần nhanh đối với người bị kích động (cứ 30 - 60 phút/lần): Uống 1 - 2 mg. Tiêm bắp: 0,5 - 1 mg. Tổng liều trung bình để an thần: Uống, tiêm bắp: 4 - 8 mg.
Đối tượng khác
Lưu ý: Khi dùng đồng thời với probenecid hoặc acid valproic, phải giảm 50% liều lorazepam.
Thuốc có thể uống, tiêm bắp (tiêm sâu), hoặc tiêm tĩnh mạch (không được vượt quá 2 mg/phút hoặc 0,05 mg/kg trong 2 - 5 phút, pha loãng liều tiêm tĩnh mạch với một thể tích tương đương nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch tiêm natri clorid 0,9% hay dung dịch tiêm glucose 5%. Tránh tiêm vào động mạch, không để thoát dịch ở nơi tiêm.
Gây ngủ, ức hế hô hấp, đau ở nơi tiêm.
Hạ huyết áp.
Chứng ngồi không yên, chứng quên, mất phối hợp động tác, lú lẫn, trầm cảm, mất định hướng, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu.
Viêm da, phát ban.
Chán ăn, buồn nôn, tăng/giảm cân.
Yếu cơ.
Ngừng thở, tăng thông khí, ngạt mũi.
Mệt mỏi, loạn đông máu, thay đổi tính khí, tăng tiết nước bọt, rối loạn kinh nguyệt, nghiện thuốc (khi dùng kéo dài), phản xạ chậm, tự sát, co giật, chóng mặt, ngộ độc do polyethylen glycol hoặc propylen glycol (khi truyền tĩnh mạch kéo dài).
Tác dụng gây quái thai đã thấy ở một số nghiên cứu trên động vật. Thuốc qua nhau thai ở người. Trẻ sơ sinh có thể bị ức chế hô hấp, hội chứng cai thuốc hoặc giảm trương lực cơ khi mẹ dùng thuốc ở những tháng cuối thai kỳ, hoặc gần ngày sinh. Chống chỉ định dùng ở người mang thai.
Thuốc vào sữa mẹ. Không khuyến cáo dùng.
Thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương phụ thuộc vào liều, có thể dẫn đến ngủ, chóng mặt, lú lẫn hoặc mất phối hợp động tác. Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc trong quá trình điều trị loaepam.
Quá liều và độc tính
Triệu chứng: Khi nghi ngờ dùng quá liều, cần xem người bệnh có thường xuyên dùng thuốc lorazepam không, nhất là dùng cùng với rượu hoặc một số thuốc loạn thần khác. Triệu chứng có thể từ lú lẫn đến hôn mê, suy hô hấp, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, cuối cùng tử vong.
Cách xử lý khi quá liều
Điều trị sớm khi bệnh nhân còn tỉnh (trước 1 giờ), gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt. Điều trị hỗ trợ hô hấp tuần hoàn. Có thể dùng flumazenil (một chất đối kháng benzodiazepin), nhưng khi chỉ định cần cảnh giác về nguy cơ gây cơn động kinh, đặc biệt ở những người dùng benzodiazepin kéo dài.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Tên thuốc: Lorazopam
Ngày cập nhật: 21/07/2021