Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Suy hô hấp gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cách điều trị tốt nhất là gì?

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy hô hấp mạn tính là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng loại bỏ CO2 khỏi máu hoặc không hấp thu đủ O2, dẫn đến tình trạng thừa CO2, thiếu O2 hoặc cả hai. Bệnh nhân suy hô hấp mạn cần phải được theo dõi và điều trị lâu dài tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Suy hô hấp mạn là gì? 

Suy hô hấp xảy ra khi hệ hô hấp không đủ khả năng loại bỏ CO2 khỏi máu, gây tích tụ CO2 trong cơ thể gây hại cho các cơ quan khác. Bên cạnh đó, người bệnh suy hô hấp không thể hấp thu đủ O2 dẫn đến làm giảm hàm lượng O2 trong máu đến mức báo động.

Suy hô hấp mạn tính là một tình trạng suy hô hấp kéo dài và tiến triển theo thời gian, cần điều trị lâu hơn. Suy hô hấp mạn tính thường xảy do sự hẹp và tổn thương khí phế quản, dẫn đến hạn chế sự lưu thông khí, làm giảm lượng O2 đi vào và CO2 thoát ra ngoài.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy hô hấp mạn

Suy hô hấp mạn tính thường khó nhận biết vì chúng thường xảy ra chậm trong một khoảng thời gian dài. Sau một thời gian, các triệu chứng này sẽ tiến triển nặng hơn:

  • Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động;

  • Thở nhanh, thở gấp hoặc rất chậm;

  • Ho có đờm;

  • Thở khò khè, thở nhanh;

  • Da, môi hoặc móng tay xanh xao;

  • Mệt mỏi;

  • Lo âu;

  • Lú lẫn;

  • Đau đầu thường xuyên;

Tác động của suy hô hấp mạn đối với sức khỏe 

Suy hô hấp mạn gây các triệu chứng kéo dài có thể đến suốt đời, đặc biệt là các tác động trên hệ hô hấp. Bệnh nhân có thể thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, đặc biệt là khi vận động nhiều. Do đó, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng bị suy giảm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời khi khó thở. 

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy hô hấp mạn

Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu nghiêm trọng như nhịp tim bất thường, ngưng thở hoặc hôn mê do não và tim không được cung cấp đủ oxy.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp mạn

Các bệnh về phổi là nguyên nhân chính dẫn đến suy hô hấp mạn tính:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh hen suyễn;

  • Viêm phổi phức tạp;

  • Xơ nang;

  • Tổn thương tủy sống, cong vẹo cột sống…;

  • Đột quỵ;

  • Loạn dưỡng cơ;

  • ALS (bệnh Lou Gehrig);

  • Tổn thương các mô, xương sườn quanh phổi: Chấn thương ở vùng ngực…;

  • Có cục máu đông hoặc các tắc nghẽn làm chặn dòng máu đến phổi.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải suy hô hấp mạn?

  • Người có các bệnh về phổi (viêm phổi, hen suyễn, COPD…).
  • Người bị tổn thương cột sống hoặc các mô, xương ở vùng quanh phổi.
  • Người bị đột quỵ hoặc tắc các mạch máu dẫn đến phổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp mạn

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp mạn, bao gồm:

  • Lạm dụng ma túy hoặc nghiện rượu bia;

  • Hút thuốc lá;

  • Hít phải khói, hóa chất độc hại từ môi trường bên ngoài;

  • Có các người thân trong gia đình bị suy hô hấp mạn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán suy hô hấp mạn

Trước tiên bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát, hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân và nghe tiếng tim, phổi bằng ống nghe. Một số các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh sau có thể được thực hiện để xác định tình trạng bệnh:

  • Đo nồng độ oxy bão hòa;

  • Kiểm tra khí máu động mạch;

  • Chụp X quang phổi, CT phổi;

  • Siêu âm phổi;

  • Nội soi khí phế quản;

  • Đánh giá chức năng hô hấp;

  • Kiểm tra điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra về nhịp tim.

Phương pháp điều trị Suy hô hấp mạn hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Suy hô hấp mạn tính có thể được xử trí tại nhà, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp điều trị có thể được thực hiện:

  • Điều trị nguyên nhân cơ bản của suy hô hấp: Thuốc kháng sinh nếu bị viêm phổi, thuốc làm tan huyết khối nếu có cục máu đông…

  • Loại bỏ CO2 dư thừa khỏi máu.

  • Tăng nồng độ O2 trong máu.

  • Liệu pháp O2.

  • Thủ thuật mở thông khí quản đối với trường hợp suy hô hấp mạn nặng.

  • Thông khí cơ học (dùng máy thở) trong trường hợp bệnh nhân không thể tự thở và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Ngoài ra còn có các hình thức hỗ trợ thở khác gọi là thông khí nhân tạo không xâm lấn như BiPAP và CPAP.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Suy hô hấp mạn

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những  bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Giữ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh, không hút thuốc lá và tránh ngửi khói thuốc từ người khác.

  • Thường xuyên tập luyện thể thao để cải thiện chức năng hệ hô hấp và sức khỏe tổng thể.

Chế độ dinh dưỡng:

Có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng nhưng không quá nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa (đồ nướng, đồ hộp, thức ăn nhanh…).

Phương pháp phòng ngừa Suy hô hấp mạn hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Bỏ thuốc lá sớm nhất có thể, kể cả thuốc lá điện tử.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích khác để duy trì sự khỏe mạnh của hệ hô hấp.

  • Thường xuyên rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/chronic-respiratory-failure#symptoms
  2. https://medlineplus.gov/respiratoryfailure.html
  3. https://www.webmd.com/lung/acute-chronic-respiratory-failure

Các bệnh liên quan

  1. Viêm phổi kẽ tróc vảy

  2. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

  3. Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I

  4. Viêm xoang sàng

  5. Áp-xe phổi

  6. Bụi phổi bông

  7. Sarcoidosis

  8. Viêm phế quản

  9. Bệnh phổi kẽ

  10. Ngộ độc Carbon Monoxide