Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc bổ & vitamin/
  4. Thuốc bổ
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng
Thương hiệu: CPC1HN

Dung dịch uống Femalto 30ml CPC1HN bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng

000382790 đánh giá0 bình luận
180.000đ / Hộp

Chọn đơn vị tính

Hộp

Danh mục

Thuốc bổ

Dạng bào chế

Dung dịch

Quy cách

Hộp

Thành phần

Sắt (III) hydroxyd polymaltose

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CPC1 HÀ NỘI

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-34158-20

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Dung dịch uống Femalto là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội chứa hoạt chất sắt (III) hydroxyd polymaltose giúp bổ sung sắt hữu cơ dạng lỏng.

Chọn số lượng
Sản phẩm đang được chú ý, có 17 người thêm vào giỏ hàng & 8 người đang xem

Dung dịch uống Femalto 30ml là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Dung dịch uống Femalto 30ml

Thành phần cho 1ml

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Sắt (III) hydroxyd polymaltose

50mg

Công dụng của Dung dịch uống Femalto 30ml

Chỉ định

Dung dịch uống Femalto dùng trong điều trị thiếu sắt không kèm theo thiếu máu và thiếu sắt kèm theo thiếu máu cho các bệnh nhân có nguy cơ như:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Người suy dinh dưỡng.
  • Người bệnh sau phẫu thuật.
  • Người lớn thiếu máu thiếu sắt.
  • Trẻ em thiếu máu do thiếu sắt, chậm lớn, còi cọc.

Dược lực học

Mã ATC: B03AB05

Cơ chế: Sắt là nguyên liệu để tạo thành huyết sắc tố.

Sắt hấp thu chủ yếu được lưu trữ ở gan, nơi nó liên kết với ferritin. Sau đó nó được tích hợp trong tủy xương vào huyết sắc tố.

Dược động học

Hấp thu, phân bố

Tỷ lệ hấp thu hay lượng sắt được liên kết với hemoglobin tỷ lệ nghịch với liều. Lượng sắt được hấp thu phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt (thiếu sắt càng nặng khả năng hấp thu càng cao). Sử dụng thuốc trong điều trị, tỷ lệ hấp thu khoảng 10%. Thuốc được hấp thu ở ruột non đặc biệt ở hỗng tràng và tá tràng.

Chuyển hóa và thải trừ

Sắt không hấp thu được bài tiết qua phân.

Cách dùng Dung dịch uống Femalto 30ml

Cách dùng

Có thể trộn lẫn Femalto với nước hoa quả, nước rau ép hoặc nước đóng chai. Có thể sử dụng 1 lần/ngày hoặc nhiều lần/ngày.

1 ml tương ứng với 14 giọt.

Liều dùng

Liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt sắt:

Đối tượngThiếu sắt kèm thiếu máuThiếu sắt không kèm thiếu máu
Liều sắt hàng ngày (mg)Liều dùng Femalto (ml/giọt)Liều sắt hàng ngày (mg)Liều dùng Femalto (ml/giọt)
Trẻ em dưới 1 tuổi25 - 50

0,5 - 1

(7-14 giọt)

15 - 25

0,5

(7 giọt)

Trẻ em từ 1 - 12 tuổi50 - 100

1 - 2

(14 - 28 giọt)

25 - 50

0,5 - 1

(7 - 14 giọt)

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi100 - 300

2 - 6

(28 - 84 giọt)

50 - 100

1 - 2

(14 - 28 giọt)

Trẻ sinh non: 2,5 - 5 mg sắt/kg/ngày trong 3 - 5 tháng.

Trong trường hợp có biểu hiện thiếu sắt rõ rệt cần điều trị trong khoảng 3 - 5 tháng cho đến khi giá trị hemoglobin trở lại bình thường. Sau đó cần tiếp tục điều trị trong khoảng vài tuần với chỉ định cho chứng thiếu sắt tiềm ẩn để bổ sung lượng sắt dự trữ.

Thời gian điều trị thiếu sắt tiềm ẩn không kèm theo thiếu máu kéo dài 1 - 2 tháng.

Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc.

Các nghiên cứu so sánh giữa sắt (II) sulfat và sắt (III) hydroxyd polymaltose trên chuột cũng xác định được LD50 của sắt (II) sulfat là 350 mg/kg, nhưng không thấy có mắc bệnh hay tử vong ở nhóm dùng IPC với các liều trên 1000 mg/kg.

Sự hấp thu sắt của IPC ít hơn nhưng IPC có độ dung nạp với đường tiêu hóa tốt hơn, cùng với độ an toàn của IPC cao hơn, có thể có ý nghĩa quan trọng làm giảm nguy cơ quá liều sắt. Mặc dù IPC an toàn hơn các muối sắt (II) vô cơ, vẫn có thể xảy ra quá liều nhưng hiếm gặp.

Triệu chứng quá liều sắt bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau vùng bụng, phân như hắc ín, mạch nhanh và yếu, sốt, hôn mê, co giật và tử vong. Cần cấp cứu ngay nếu bị quá liều sắt. Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn được phân loại dựa vào tần suất, bao gồm: Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10); thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10); ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100); hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000); rất hiếm gặp (ADR < 1/10000), hoặc không rõ (không thể ước tính được từ dữ liệu hiện có).

Tác dụng không mong muốn được báo cáo nhiều nhất trên lâm sàng là phân bạc màu (23% bệnh nhân) do thải trừ sắt.

Rối loạn hệ miễn dịch:

  • Rất hiếm gặp: Phản ứng dị ứng.

Rối loạn tiêu hóa:

  • Rất thường gặp: Phân bạc màu.
  • Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu.
  • Ít gặp: Đau bụng, nôn, táo bón, xỉn răng.

Rối loạn da và mô dưới da:

  • Ít gặp: Ngứa, phát ban.

Rối loạn thần kinh trung ương:

  • Ít gặp: Đau đầu.

Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn: Có thể hạn chế các phản ứng có hại ít gặp trên đường tiêu hóa (đau bụng, nôn, táo bón) bằng cách uống liều thấp, sau tăng dần hoặc uống cùng một ít thức ăn. Hạn chế xỉn răng bằng cách hạn chế răng tiếp xúc với thuốc khi uống.

Với các phản ứng bất lợi nhẹ, ngừng sử dụng thuốc các phản ứng sẽ chấm dứt. Trường hợp mẫn cảm nặng, hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrine thở oxy, dùng kháng histaminecorticoid...).

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Dung dịch uống Femalto chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Quá tải sắt (thừa sắt), rối loạn sử dụng sắt (thiếu máu kèm nhiễm chì, thalassemia), thiếu máu không do thiếu sắt (ví dụ thiếu máu tan máu hoặc thiếu máu do thiếu vitamin B12).

Thận trọng khi sử dụng

Natri methyl parahydroxybenzoat, natri propyl parahydroxybenzoat có thể gây phản ứng quá mẫn, bao gồm các phản ứng xảy ra muộn.

Nếu điều trị thất bại (tăng hemoglobin khoảng 2 - 3 g/dl sau 3 tuần), cần xem xét lại việc điều trị.

Nếu bệnh nhân phải truyền máu lặp lại, nên thận trọng vì hồng cầu có thể làm lượng sắt gia tăng dẫn tới quá tải sắt.

Nhiễm khuẩn hoặc khối u có thể gây thiếu máu. Do đó cần điều trị bệnh gốc rồi mới bổ sung sắt qua đường uống và cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sản phẩm được chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú trong các trường hợp có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

Tương tác thuốc

Nghiên cứu trên chuột không cho thấy tương tác giữa sắt (III) hydroxyd polymaltose với các thuốc sau: Tetracyclin, nhôm hydroxyd, acetylsalicylat, sulfasalazin, calci carbonat, calci acetat, calci phosphat phối hợp với vitamin D3, bromazepam, magnesi aspartat, D-penicillinamin, methyldopa, paracetamol, auranofin.

Tương tự, không có tương tác giữa sắt (III) hydroxyd polymaltose với thức ăn chứa acid phytic, acid oxalic, tannin, natri alginat, cholin và các muối cholin, vitamin A, vitamin D3, vitamin E, dầu đậu nành trong các nghiên cứu in vitro.

Có thể sử dụng sắt (III) hydroxyd polymaltose trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Tương tác giữa sắt (III) hydroxyd polymaltose và tetracyclin hoặc nhôm hydroxyd đã được đánh giá qua 3 nghiên cứu trên người (nghiên cứu chéo, 22 bệnh nhân/nghiên cứu). Không có sự giảm đáng kể về mức độ hấp thu của tetracyclin. Nồng độ tetracyclin trong huyết tương đủ để có tác dụng không bị giảm. Mức độ hấp thu sắt từ sắt (III) hydroxyd polymaltose cũng không bị giảm bởi nhôm hydroxyd và tetracyclin. Do đó có thể sử dụng đồng thời sắt (III) hydroxyd polymaltose với tetracyclin hoặc các hợp chất phenolic và các muối nhôm hydroxyd.

Không chỉ định dùng đồng thời các chế phẩm bổ sung sắt đường tiêm và Femalto do sự hấp thu sắt qua đường uống có thể bị ức chế và chỉ sử dụng đường tiêm khi đường uống không thích hợp.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30oC trong bao bì gốc, tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Ngô Kim ThúyĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Sản phẩm liên quan

Câu hỏi thường gặp

  • Đồng thời bổ sung sắt đường tiêm và sử dụng Femalto đường uống có sao không?

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú dùng dung dịch uống Femalto được không?

  • Dung dịch uống Femalto thuộc mã ATC nào?

  • Có thể trộn lẫn Femalto với nước hoa quả cho trẻ dễ uống được không?

  • 1ml dung dịch uống Femalto tương ứng với bao nhiêu giọt?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)