Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc da liễu/
  4. Thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗ
Thuốc mỡ bôi da Neciomex Medipharco điều trị các bệnh chàm, viêm da (10g)
Thương hiệu: Medipharco

Thuốc mỡ bôi da Neciomex Medipharco điều trị các bệnh chàm, viêm da (10g)

000296290 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗ

Dạng bào chế

Thuốc mỡ

Quy cách

Tuýp x 10g

Thành phần

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW HUẾ MEDIPHARCO - VIỆT NAM

Số đăng ký

VNA-1122-03

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc mỡ bôi da Neciomex là sản phẩm của Medipharco chứa hoạt chất Neomycin base (dưới dạng Neomycin sulfat) và Triamcinolon acetonid. Thuốc mỡ Neciomex được dùng bôi ngoài da để điều trị các bệnh chàm, viêm da đáp ứng với corticoid có bội nhiễm do tụ cầu và các vi khuẩn khác nhạy cảm với Neomycin.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc mỡ bôi da Neciomex là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc mỡ bôi da Neciomex

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Neomycin

35mg

Triamcinolone

10mg

Công dụng của Thuốc mỡ bôi da Neciomex

Chỉ định

Thuốc mỡ Neciomex được dùng bôi ngoài da để điều trị các bệnh chàm, viêm da đáp ứng với corticoid có bội nhiễm do tụ cầu và các vi khuẩn khác nhạy cảm với Neomycin.

Dược lực học

Neomycin

Neomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có cơ chế và phổ tác dụng tương tự gentamicin sulfat. Khi phối hợp với bacitracin, thuốc có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây nên các nhiễm khuẩn ngoài da.

Những vi khuẩn nhạy cảm với neomycin như: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Heamophilus influenzae, Klebsiella, Enterobacter các loại, Neisseria các loại. Thuốc thường được dùng tại chỗ trong điều trị các nhiễm khuẩn ở tai, mắt, da. Nhưng ngay cả khi dùng đắp các vết thương ở da thuốc cũng có thể được hấp thu để gây điếc không hồi phục một phần hay toàn bộ. Vì thuốc được dùng tại chỗ khá phổ biến nên đã có thông báo kháng thuốc tương đối rộng, trong đó điển hình là các tụ cầu Staphylococcus, một số dòng Salmonella, Shigella và Escherichia coli. Sự kháng chéo với kanamicin, framycetin và paromomycin đã xảy ra.

Triamcinolon acetonid

Triamcinolon là glucocorticoid tổng hợp có fluor. Ðược dùng dưới dạng alcol hoặc este, để bôi ngoài điều trị các rối loạn cần dùng corticoid: Chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Tác dụng giữ muối và nước yếu nhưng tác dụng khác của glucocorticoid mạnh và kéo dài hơn prednisolon. Số liệu dưới đây so sánh tác dụng chống viêm và tác dụng giữ Na+ của vài loại corticosteroid. Nếu của cortisol là 1 và 1 thì của prednisolon là 4 và 0,8 và của triamcinolon là 5 và 0. Khoảng thời gian tác dụng tính theo giờ và liều tương đương (mg) của cortisol là 12 giờ và 20 mg, của prednisolon là 24 - 36 giờ và 5 mg, của triamcinolon là 24 - 36 giờ và 4 mg.

Dược động học

Neomycin được hấp thu thuốc qua da có thể tăng lên khi đắp thuốc lên da, da bị viêm hoặc tổn thương. Khi được hấp thu, thuốc sẽ thải trừ nhanh qua thận dưới dạng hoạt tính. Nửa đời của thuốc khoảng 2 - 3 giờ.

Triamcinolon acetonid được hấp thu tốt khi dùng ngoài, đặc biệt khi băng kín hay da bị tổn thương, gây tác dụng toàn thân. Thuốc được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể (cơ, gan, da, ruột, thận...). Thuốc qua được hàng rào nhau - thai và tiết vào sữa một lượng nhỏ. Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan, một phần ở thận, và bài xuất qua nước tiểu, nửa đời huyết tương là 2 - 5 giờ. Liên kết được với albumin huyết tương. Khi cần dùng triamcinolon kéo dài, nên dùng liều nhỏ nhất có thể, và thường chỉ dùng như là thuốc phối hợp thêm. Người bệnh nên được kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu để điều chỉnh liều như là bệnh thuyên giảm hay nặng lên, các stress (phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương). Ngừng thuốc ở liều điều trị phải dần dần cho đến khi chức năng trục HAP phục hồi.

Cách dùng Thuốc mỡ bôi da Neciomex

Cách dùng

Thuốc mỡ Neciomex được dùng bôi ngoài da, tránh băng kín vết thương, bôi lên diện rộng hoặc bôi thành lớp dày.

Liều dùng

Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị bệnh 2 - 3 lần mỗi ngày.

Không điều trị liên tục quá 8 ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Neomycin

Khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng độc với thận hoặc thính giác phải ngừng thuốc ngay. Theo dõi chức năng thận và thính giác. Nếu những chức năng này bị suy giảm, cho thẩm tách máu. Cần thiết có thể cho hô hấp hỗ trợ kéo dài.

Triamcinolon acetonid

Sử dụng tại chỗ quá mức hay kéo dài có thể gây suy thượng thận. Ngừng hoặc giảm liều quá nhanh sau điều trị dài ngày có thể gây suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và chết.

Nếu có các dấu hiệu này cần dùng ngay 1 liều corticosteroid tác dụng nhanh (đưa vào đường tĩnh mạch), sau đó giảm liều dần.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn của thuốc khi dùng tại chỗ như: viêm da tiếp xúc, ngứa, sốt do thuốc có thể xảy ra. Khi dùng ngoài da trên diện rộng, nhất là khi da tổn thương, có thể gây tác dụng toàn thân do Triamcinolon:

Thường gặp, ADR > 1/100:

  • Chuyển hóa: Giảm K+ huyết, giữ Na+, phù, tăng huyết áp, yếu cơ, teo cơ.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100:

  • Máu: Huyết khối.
  • Thần kinh: Rối loạn tâm thần kèm theo các triệu chứng cảm xúc.
  • Nội tiết: Suy vỏ thượng thận, triệu chứng giả Cushing, cân bằng protein giảm, trẻ chậm lớn, đái tháo đường, khả năng đề kháng giảm, bộc phát các bệnh tiềm tàng như bệnh lao, đái tháo đường.
  • Cơ xương: Loãng xương, teo da và cơ, khó liền vết thương.
  • Mắt: Glôcôm, đục nhân mắt dưới bao phía sau (nếu dùng kéo dài).

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000:

  • Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ.
  • Các ADR khác: Viêm mạch hoại tử, viêm tắc tĩnh mạch, tình trạng nhiễm trùng nặng thêm, mất ngủ, ngất.

Ngừng hoặc giảm liều đột ngột, hoặc tăng nhu cầu corticosteroid do stress, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật có thể thúc đẩy suy thượng thận cấp.

Một số trường hợp, ngừng thuốc lại kích thích bệnh cũ tái phát. Tác dụng phụ khác như: Eczema tiềm tàng có thể bộc phát.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Neciomex chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Nhiễm nấm toàn thân.

Thận trọng khi sử dụng

Đối với Triamcinolon:

Phải dùng thuốc thận trọng ở người bệnh thiểu năng tuyến giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng không đặc hiệu, người có nguy cơ loét dạ dày.

Không bôi lên diện rộng, dùng dài ngày, băng kín vết thương cũng như bôi thành lớp dày vì Triamcinolon được hấp thu gây tác dụng toàn thân. Sau khi dùng thời gian dài nên ngừng thuốc từ từ.

Ngừng thuốc nếu có kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc. Không dùng cho những người bệnh có tuần hoàn da suy giảm. Tránh dùng trên mặt

Đối với Neomycin:

Ðã có hiện tượng kháng chéo nhiều giữa neomycin với kanamycin, framycetin, và gentamicin. Tránh dùng tại chỗ lâu vì có thể gây mẫn cảm trên da và dễ mẫn cảm chéo với các kháng sinh aminoglycosid khác.

Có thể bị điếc sau khi dùng thuốc ở vết thương rộng.

Phải rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có bệnh thận hoặc gan hoặc thính lực bị giảm.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Do thuốc dạng mỡ bôi da nên khả năng hấp thu của thuốc ít, chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Vì vậy thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai:

Neomycin: Chưa thấy có thông báo về tác dụng phụ cho bào thai và trẻ sơ sinh khi điều trị neomycin cho phụ nữ mang thai. Do thuốc có chứa Neomycin, có độc tính trên tai và có khả năng hấp thu toàn thân, do đó khuyên không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.

Triamcinolon: Chỉ dùng khi thật cần thiết.

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú:

Neomycin: Chưa có dữ liệu thông báo.

Triamcinolon: Triamcinolon bài tiết qua sữa, cần theo dõi các dấu hiệu suy thượng thận của trẻ nhỏ. Người mẹ dùng triamcinolon cần được ghi chép lại để giúp cho chỉ định thuốc của trẻ sau này. Nên tránh bôi lên ngực khi đang nuôi con bú vì trẻ có thể hấp thu thuốc.

Tương tác thuốc

Đối với Neomycin:

Ðã có hiện tượng kháng chéo nhiều giữa neomycin với kanamycin, framycetin, và gentamicin.

Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh như acid ethacrynic, furosemid làm tăng khả năng gây độc với thận và thính giác.

Đối với Triamcinolon:

Barbiturat, phenytoin, rifampicin, rifabutin, carbamazepin, primidon và aminoglutethimid làm tăng chuyển hóa, thanh thải corticoid, gây giảm tác dụng điều trị.

Corticoid đối kháng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết (gồm cả insulin), thuốc hạ huyết áp và lợi tiểu. Tác dụng giảm kali huyết của các thuốc sau đây tăng lên: Acetazolamid, lợi tiểu thiazid, carbenoxolon.

Dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu cumarin làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Cần kiểm tra thời gian đông máu hoặc thời gian prothrombin để tránh chảy máu tự phát.

Corticoid làm tăng sự thanh thải salicylat, ngừng corticoid có thể gây nhiễm độc salicylat.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Không dùng quá 30 ngày kể từ khi mở nắp tuýp thuốc.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Ngô Kim ThúyĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)