Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ hô hấp/
  4. Thuốc ho & cảm
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)
Thương hiệu: Gracure

Siro Olesom Gracure điều trị bệnh hô hấp cấp và mãn tính, viêm phế quản (100ml)

0001000051 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc ho & cảm

Dạng bào chế

Siro

Quy cách

Chai x 100ml

Thành phần

Xuất xứ thương hiệu

Ấn Độ

Nhà sản xuất

GRACURE

Số đăng ký

VN-22154-19

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Siro Olesom là sản phẩm được sản xuất bởi Gracure Pharmaceuticals Ltd (Ấn Độ), thuốc có dược chất chính là ambroxol, thuốc được chỉ định long đờm, tiêu chất nhầy trong điều trị bệnh hô hấp.

Nước sản xuất

Ấn Độ

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Siro Olesom là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Siro Olesom

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Ambroxol

30mg

Công dụng của Siro Olesom

Chỉ định

Thuốc Olesom được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Các bệnh cấp và mãn tính ở đường hô hấp kèm theo khó khạc đờm, viêm phế quản mãn với hội chứng tắc nghẽn, hen phế quản kèm theo khó khạc đờm, bệnh giãn phế quản. Thuốc có thể được sử dụng trong bệnh phổi có đờm. hội chứng khó thờ ở người lớn (sốc phổi). các trường hợp sốc phản vệ và để điều trị các biến chứng sau phẫu thuật phổi, trường hợp phải theo dõi sau thủ thuật mở khí quản, trước và sau khi soi phế quản.

Dược lực học

Ambroxol hoạt động bằng cách kích thích các tế bào sản sinh huyết thanh ở các hạnh nhân của màng nhầy ống phế quản, làm tăng bài tiết chất nhầy và làm biến đổi sự tương quan giữa các tế bào huyết thanh và thành phần chất nhầy trong đờm, sản phẩm cùa quá trình bệnh lý trong phổi. Sự thủy phân này kích thích và gây tăng giải phóng các lizosom từ các tế bào clark's, điều này giúp làm giảm độ nhớt của đờm.

Các tài liệu mới đây cho thấy, thuốc có tác dụng khá đối với người bệnh có tắc nghẽn phổi nhẹ và trung binh, nhưng không có lợi ích rõ rệt cho những người bj bệnh phổi tắc nghẽn nặng. Khí dung ambroxol cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh ứ protein phế nang mà không chịu rửa phế quản.

Dược động học

Ambroxol hấp thu hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 9 - 10 giờ sau khi dùng thuốc. Nồng độ có tác dụng điều trị trong huyết tương hơi cao hơn 30ng/ml, có thể đạt được sau khi uống 2 lần 30mg/ngày (nồng độ ổn định tối thiểu xấp xỉ 50ng/ml). Ambroxol bị biến đổi thành các chất chuyển hóa khác nhau không có hoạt tinh, các chất này được bài tiết chủ yếu dưới dạng các chất liên hợp tan trong nước. Sau khi uống, 85% ambroxol được thải trừ qua nước tiểu. Dưới 10% được thải trừ dưới dạng ambroxol không biến đổi.

Cách dùng Siro Olesom

Cách dùng

Dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn 30 - 120mg, chia làm 2 - 3 lần/ngày.

Trẻ em đến 2 tuổi: 1/2 thìa cà phê (2,5ml) x 2 lần mỗi ngày.

Trẻ em 2 - 5 tuổi: 1/2 thìa cà phê (2,5ml) x 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em trên 5 tuổi: 1 thìa cà phê (5 ml) x 2 - 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Buồn nôn, nôn, họng đỏ và đau dạ dày hoặc đau bụng thường được quan sát thấy khi quá liều ambroxol. Hiếm hơn có thể xảy ra tụt huyết áp. Gây nôn và uống nước (chè, sữa) là biện pháp đầu tiên để điều trị nhiễm độc. Rửa dạ dày là biện pháp phù hợp nếu ambroxol được uống trước đó 1 đến 2 giờ. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận. Ambroxol không được đào thải tốt bằng cách tăng cường lợi tiểu và thẩm phân máu.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc Olesom siro, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Olesom, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Với từng trường hợp quá mẫn cảm với ambroxol, các phản ứng dị ứng như ban da, mày đay, phù thần kinh mạch có thể xảy ra. Sử dụng thuốc liều lớn trong thời gian dài có thể bị đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Olesom chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với ambroxol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Ambroxol không được sử dụng đồng thời với các thuốc chống ho (như codein) vì đờm bị hóa lỏng bởi ambroxol có thể không khạc được ra ngoài.

Thận trọng khi sử dụng

Ambroxol hydroclorid phải được sử dụng thận trọng cho các bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng hoặc bệnh nhân bị co giật, bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo.

Thời kỳ mang thai 

Các nghiên cứu về tính sinh quái thai và gây nhiễm độc thai không cho thấy ảnh hưởng có hại cùa ambroxol. Tuỵ nhiên thuốc được khuyên không nên dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú

Độ an toàn của thuốc khi sử dụng trong thời gian cho con bú chưa được thiết lập.

Tương tác thuốc

Sử dụng ambroxol cùng với theophylin là một phối hợp có lợi. Ambroxol có thể kết hợp với các glycoside tim, các thuốc lợi tiểu và các kháng sinh. Ambroxol làm tăng tác dụng cùa ampicilin và amcxicilin, làm tăng nồng độ của chúng trong máu.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm (0 đánh giá)

Trung bình

5

1
0
0
0
0

Lọc theo:

5 sao
4 sao
3 sao
2 sao
1 sao
  • N

    Ngọc

    5
    Thuốc mở ra để được trong bao lâu vậy ạ
    1 tháng trước
    Trả lời
    • Nguyễn Khánh LinhQuản trị viên

      Chào bạn Ngọc,

      Dạ sản phẩm sử dụng được trong vòng 1 tháng kể từ ngày mở nắp ạ.

      Nhà thuốc thông tin đến bạn.

      Thân mến!

      1 tháng trước
      Trả lời

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • T

    anh tiến

    Thuốc này có ở Thị Trấn Yên Ninh, Huyện Yên Khánh, Ninh Bình không?
    13 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lê Quang ĐạoQuản trị viên

      Chào anh Tiến,

      Dạ sản phẩm còn hàng ở khu vực TT. Yên Ninh, H. Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.

      Thân mến!

      13 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • ND

    Hoàng Ngọc Dung

    Thuốc này còn ở Long Châu Trần Phú, TP Thanh Hóa ko ạ?
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Hà Ái NhiQuản trị viên

      Chào bạn Hoàng Ngọc Dung,

      Dạ sản phẩm còn hàng tại khu vực ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CL

    Huỳnh thị cẩm lệ

    Siro này dùng lâu dài được ko vậy
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Cao Thị Ngọc NhiQuản trị viên

      Chào bạn Huỳnh Thị Cẩm Lệ,

      Dạ sản phẩm là thuốc kê đơn, liều dùng và thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ ạ.

      Nhà thuốc thông tin đến bạn.
      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • TT

    Thanh Thuý

    giá bao nhiêu vậy? ở khu hnoi ạ
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Bùi Duy CườngQuản trị viên

      Chào bạn Thanh Thuý,
      Dạ sản phẩm có giá 54,000 ₫ / chai.
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • T

    Thắm

    Giá ntn?
    7 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên

      Chào bạn Thắm, 

      Dạ sản phẩm có giá 54,000 ₫/ hộp. Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ. 

      Thân mến!

      7 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận