Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Vitamin & khoáng chất/
  4. Vitamin & khoáng chất (trước & sau sinh)/ Thuốc trị thiếu máu
Thuốc Tophem Đông Nam phòng ngừa thiếu máu (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Đông Nam

Thuốc Tophem Đông Nam phòng ngừa thiếu máu (10 vỉ x 10 viên)

000074240 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Vitamin & khoáng chất (trước & sau sinh)/ Thuốc trị thiếu máu

Dạng bào chế

Viên nang mềm

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Thừa sắt

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

NHÃN KHÁC

Số đăng ký

VD-15893-11

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Tophem là sản phẩm của Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Dược phẩm Đông Nam, có thành phần chính là Sắt fumarat, Acid folic và Vitamin B12. Thuốc được dùng để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt; bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 trong các trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương, nhiễm giun, người hiến máu.

Tophem được bào chế dạng viên nang mềm màu đỏ, hình oval, bên trong chứa dịch thuốc màu nâu đỏ và đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên.

Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Thuốc Tophem là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Tophem

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Ferrous fumarate

162mg

Acid folic

0.75mg

Vitamin B12

7.5

Công dụng của Thuốc Tophem

Chỉ định

Tophem được chỉ định dùng cho các trường hợp:

  • Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. 
  • Bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 trong các trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương, nhiễm giun, người hiến máu.

Dược lực học

Mã ATC: B03 AE01 

Sắt

Là một thành phần thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo thành hemoglobin và cho các tiến trình trong các mô sống cần có oxy. Sử dụng sắt sẽ giúp khắc phục những bất thường trong sự tạo hồng cầu do thiếu sắt. Sắt không kích thích sự tạo hồng cầu nếu không có sự thiếu hụt sắt. 

Vitamin B2

Vitamin B2 khi vào cơ thể tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin, rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylmethionin từ homocystein. Khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết ở trong tế bào.

Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô có tốc độ tăng trưởng tế bào mạnh như các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12 cũng gây huỷ myelin sợi thần kinh. 

Acid folic

Cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì sự tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Dược động học

Sắt được hấp thu không đều đặn và không hoàn toàn từ hệ tiêu hóa, vị trí hấp thu chủ yếu là ở tá tràng và hỗng tràng. Sự hấp thu được hỗ trợ bởi dịch tiết acid dạ dày hoặc các acid trong thức ăn và dễ dàng tác động hơn khi sắt ở dạng sắt II. Sự hấp thu cũng tăng lên khi có tình trạng thiếu hụt sắt hoặc trong điều kiện ăn kiêng nhưng lại giảm xuống nếu dự trữ của cơ thể đã quá thừa.

Sắt II qua niêm mạc tiêu hóa đi thẳng vào máu và ngay lập tức kết hợp với transferrin. Transferrin vận chuyển sắt đến tủy xương để kết hợp thành hemoglobin. Hầu hết sắt được phóng thích do sự phá hủy hemoglobin được cơ thể giữ lại và tái sử dụng. Sự bài tiết của sắt chủ yếu qua sự bong tróc của tế bào như da, màng nhầy tiêu hóa, móng và tóc; chỉ có một lượng sắt rất ít được bài tiết qua mật và mồ hôi. 

Sau khi uống, vitamin B12 được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo 2 cơ chế: Cơ chế thụ động khi lượng dùng nhiều và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra. 

Acid folic được hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non và phân bố ở các mô trong cơ thể. Acid folic được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày khoảng 4 - 5 mg đào thải qua nước tiểu. Uống acid folic liều cao làm lượng vitamin đào thải qua nước tiểu tăng lên theo tỷ lệ thuận. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.

Cách dùng Thuốc Tophem

Cách dùng

Dùng đường uống. Nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Liều dùng

Người lớn

Uống 1 viên x 2 lần/ngày. 

Trẻ em

Uống 1 viên x 1 lần/ngày. 

Phụ nữ có thai

Uống 1 viên x 1 lần/ngày kể từ khi phát hiện có thai.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Liều độc

Dưới 30 mg Fe2+/kg thể trọng có thể gây ngộ độc ở mức trung bình và trên 60 mg Fe2+/kg thể trọng gây ngộ độc nghiêm trọng. Liều gây chết có thể từ 80 - 250 mg Fe2+/kg thể trọng. Liều gây chết thấp nhất ở trẻ em được thông báo là 650 mg Fe2+. 

Triệu chứng

Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy kèm ra máu, mất nước, nhiễm acid và sốc kèm theo ngủ gà. Có giai đoạn tưởng như đã bình phục không có triệu chứng gì, nhưng sau khoảng 6 - 24 giờ, các triệu chứng lại xuất hiện trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch. Một số biểu hiện gồm: Sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận, cơn co giật và hôn mê . 

Điều trị

Trước tiên, rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch carbonat). Sau đó bơm dung dịch deferoxamin. Nếu cần nâng cao huyết áp nên dùng dopamin. Thẩm phân nếu có suy thận. Điều chỉnh cân bằng acid base và điện giải, đồng thời bù nước. 

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Không rõ tần suất

  • Tiêu hoá: Kích ứng dạ dày, đau bụng, buồn nôn, nôn và táo bón.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Chống chỉ định

Tophem chống chỉ định dùng cho các trường hợp:

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

  • Bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12. 

  • Cơ thể thừa sắt do bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin, thiếu máu tan huyết. 

  • Bệnh nhân được truyền máu lặp đi lặp lại. 

  • Loét dạ dày tiến triển. 

  • Viêm loét đại tràng. 

  • Sử dụng đồng thời với chế phẩm khác có chứa sắt.

Thận trọng khi sử dụng

Thuốc sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bệnh erythropoietin protoporphyria. 

Không nên dùng liều điều trị quá 6 tháng nếu không có sự theo dõi của thầy thuốc.  

Không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân thường xuyên được truyền máu, vi trong hemoglobin của hồng cầu được truyền có chứa một lượng sắt đáng kể. 

Acid folic nên được dùng thận trọng cho những bệnh nhân bị thiếu máu chưa được chẩn đoán vì có thể làm che lấp triệu chứng thiếu máu ác tính đưa đến tiến triển những biến chứng thần kinh. 

Tránh dùng trà có chứa tanin cùng lúc, ngay trước hoặc sau khi uống thuốc. 

Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat. 

Dùng chung chế phẩm chứa sắt với thức ăn giúp giảm kích ứng dạ dày nhưng việc hấp thu cũng có thể giảm. 

Sử dụng các chế phẩm sắt làm phân có màu đen, có thể sử dụng các xét nghiệm để phát hiện máu ẩn trong phân. 

Trong thuốc có chứa tá dược

  • Sorbitol: Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose không nên sử dụng thuốc này. 
  • Dầu đậu nành: Không sử dụng thuốc này cho bệnh nhân bị dị ứng với đậu phộng hoặc đậu nành. 
  • Các màu ponceau 4R, tartrazin, black PN: Có thể gây phản ứng dị ứng. 
  • Trong thành phần thuốc có methyl paraben, propyl paraben có thể gây phản ứng dị ứng.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai 

Thuốc sử dụng được trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Thuốc sử dụng được trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

Sắt

Sắt làm giảm sự hấp thu các thuốc: Fluoroquinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin), levodopa, carbidopa, entacapone, tetracyclin, penicillamin, hormon tuyến giáp như levothyroxin (ít nhất 2 giờ); mycophenolat, cefdinir và kẽm. Sắt có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc eltrombopag (ít nhất 4 giờ). 

Nên tránh sử dụng đồng thời sắt với dimercaprol vì có thể hình thành phức độc hại.

Tác dụng hạ huyết áp của methyldopa giảm khi uống cùng với sắt. 

Hấp thu sắt có thể giảm khi uống với calci, kẽm và trientine. 

Sự hấp thu của sắt có thể giảm khi dùng cùng với các thuốc kháng acid (nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd) và các thuốc ức chế bơm proton. 

Hấp thu sắt cũng giảm khi uống cùng lúc với các thực phẩm (như trà, cà phê, ngũ cốc nguyên hạt, trứng và sữa), neomycin, cholestyramin. 

Bicarbonat, carbonat, oxalat hoặc phosphat có thể làm giảm hấp thu sắt do hình thành phức hợp không tan. 

Hấp thu sắt có thể tăng bởi acid ascorbic hoặc acid citric. 

Không nên uống các chế phẩm có chứa sắt cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc trên. 

Giảm tác dụng của sắt khi dùng cùng với cloramphenicol. 

Acid folic

Với sulfasalazin: Hấp thu acid folic có thể bị giảm. 

Với thuốc tránh thai đường uống: Các thuốc này làm giảm chuyển hóa của folat, gây giảm folat và vitamin B12 mức độ nhất định. 

Với các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm. 

Nồng độ của các thuốc chống co giật có thể bị giảm khi đồng bổ sung folat, ví dụ acid folic có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của phenobarbital, phenytoin, primidon. 

Với cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic. 

Sử dụng đồng thời chloramphenicol và acid folic cho những bệnh nhân thiếu hụt folat có thể gây đối kháng với đáp ứng tạo huyết khối của acid folic. 

Không nên sử dụng đồng thời acid folic với raltitrexed. 

Vitamin B12 

Sự hấp thu vitamin B12 có thể giảm khi dùng đồng thời với colchicin, cholestramin, neomycin, kali clorua, methyldopa và cimetidin. 

Nồng độ của thuốc cũng có thể giảm khi dùng cùng với thuốc tránh thai. Omeprazol làm giảm acid dịch vị nên làm giảm hấp thu vitamin B12. 

Cloramphenicol dùng ngoài đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CH

    chị Hằng

    thuốc này có giá bn/hộp v ạ
    20/02/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • UyenMHKQuản trị viên

      Chào chị Hằng,
      Dạ rất tiếc sản phẩm đang tạm hết hàng. Mong chị thông cảm. Nhà thuốc gửi chị link sản phẩm tương tự cùng công dụng ạ. 
      Chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng. Thân mến!
      20/02/2023

      Hữu ích

      Trả lời