Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Văn Tường
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Bệnh thường không khó trị, chỉ cần bổ sung vitamin B12 qua chế độ ăn hàng ngày và dùng thêm thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu vitamin B12 mà bạn sẽ phải cần bổ sung chất này trong một khoảng thời gian hoặc suốt đời.
Vitamin B12 (cobalamin) là một loại vitamin nhóm B, tan trong nước, đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể người:
Góp phần tạo hồng cầu mới;
Tổng hợp DNA;
Chuyển hóa chất béo và protein;
Hỗ trợ hoạt động của chức năng não và hệ thần kinh.
Khi thiếu vitamin B12, cơ thể không thể sản sinh đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh, từ đó dẫn đến thiếu hụt oxy trong máu và các mô. Thông thường, lượng vitamin B12 cần ở hầu hết người lớn là 2,4μg/ngày.
Thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12 và vitamin B9 (folate) thường đi kèm với nhau. Tình trạng này thường dẫn đến thiếu máu hồng cầu to (hồng cầu lớn hơn bình thường và có hình bầu dục). Trong một số trường hợp, các tế bào hồng cầu này sẽ chết sớm hơn bình thường.
Bệnh nhân có thể có các triệu chứng chủ yếu do thiếu oxy và thiếu máu:
Da nhợt nhạt hoặc vàng;
Chóng mặt;
Mệt mỏi, mất năng lượng;
Không có cảm giác thèm ăn, giảm ngon miệng;
Sụt cân không rõ lý do;
Thường xuyên tê hoặc ngứa ran tay và chân;
Tim đập quá nhanh hoặc bị đau ngực;
Yếu cơ bắp, khó khăn khi đi đứng;
Thường xuyên thay đổi tâm trạng;
Đãng trí;
Lưỡi mềm và mịn.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 gây thiếu oxy trong máu và các mô, dẫn đến việc các hệ cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động bất thường. Bên cạnh đó, thiếu oxy sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, yếu ớt; thiếu máu khiến bệnh nhân nhìn có vẻ xanh xao.
Nếu tình trạng thiếu hụt vitamin B12 kéo dài, hậu quả của nó không chỉ đơn giản là thiếu máu mà còn có thể gây hại cho tim, não, dây thần kinh, xương, phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Ở phụ nữ có thai bị thiếu vitamin B9 và B12 có thể sinh con bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Không bổ sung đủ lượng vitamin B12 trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Thiếu hụt yếu tố nội tại trong dạ dày – ruột khiến cơ thể không thể hấp thu được vitamin B12 (do viêm dạ dày mạn tính…).
Mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin B12 (bệnh Crohn, HIV/AIDS, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, loạn khuẩn đường ruột...)
Thiếu máu ác tính: Một bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào dạ dày dẫn đến thiếu hụt yếu tố nội tại.
Hỏi đáp (0 bình luận)