Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Thuốc trị hen suyễn |
Dạng bào chế | Dung dịch để hít |
Quy cách | Hộp 10 Lọ x 2.5ml |
Thành phần | Ipratropium bromid, Salbutamol |
Nhà sản xuất | CPC1 HN |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Số đăng ký | VD-26776-17 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Thuốc Zencombi là dung dịch dùng cho khí dung chứa hoạt chất Salbutamol (dưới dạng Salbutamol sulfat) và Ipratropium bromid được chỉ định để kiểm soát co thắt phế quản có hồi phục do bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp ở những bệnh nhân cần nhiều hơn 1 thuốc giãn phế quản. |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Thuốc Zencombi là gì ?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Ipratropium bromid | 0.5mg |
Salbutamol | 2.5mg |
Thuốc Zencombi được chỉ định để kiểm soát co thắt phế quản có hồi phục do bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp ở những bệnh nhân cần nhiều hơn 1 thuốc giãn phế quản.
Ipratropium bromid:
Ipratropium bromid là thuốc kháng acetylcholin nên có tác dụng ức chế đối giao cảm. Khi được phun, hít, thuốc có tác dụng chọn lọc gây giãn cơ trơn phế quản mà không ảnh hưởng/đến sự bài tiết dịch nhầy phế quản, đến các chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là chức năng của tim, mạch, mắt và ống tiêu hóa.
Salbutamol:
Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta, trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim.
Zencombi cho tác dụng đồng thời của 2 thành phần ipratropium bromid và salbutamol, tác dụng lên cả thụ thể muscarinic và beta 2 adrenergic ở phổi gây giãn phế quản vượt trội so với dùng các thuốc đơn lẻ và không làm tăng tác dụng không mong muốn của các thuốc này.
Salbutamol:
Tác dụng giãn phế quản xuất hiện sau 2 - 3 phút sau khi hít khí dung, tối đa từ 5 đến 15 phút và kéo dài 3 – 4 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương thấp, đạt tối đa trong vòng 2 - 4 giờ. Khoảng 72% lượng thuốc hít vào đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ, trong đó 28% không biến đổi và 44% đã chuyển hóa. Nửa đời thải trừ của thuốc là 3,8 giờ. Do nồng độ thuốc trong huyết tương thấp nên dạng khí dung ít gây tác dụng phụ hơn dạng viên hoặc tiêm.
Do đó, dạng khí dung có thể dùng được ở người bệnh cường giáp, loạn nhịp tim, rối loạn tuần hoàn mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bệnh đang dùng thuốc ức chế enzym monoamin oxydase.
Ipratropium bromid:
Tác dụng giãn phế quản xuất hiện khoảng 3 phút sau khi phun, hit thuốc và kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Mức độ giãn phế quản không phụ thuộc vào nồng độ ipratropium bromid trong huyết tương. Tác dụng lên bài tiết dịch mũi xuất hiện 5 phút sau khi dùng thuốc đạt mức tối đa trong vòng 1 đến 4 giờ và kéo dài tới 8 giờ.
Thuốc hấp thu kém ở ống tiêu hóa; không đi qua hàng rào máu - não. Nếu uống hoặc dùng thuốc ngoài đường tiêu hóa thì chỉ có 15 - 30% liều dùng được hấp thu. Lượng thuốc được hấp thu ở các phế quản là rất nhỏ.
Thời gian bán thải khoảng 3,5 giờ. Thuốc chủ yếu đào thải qua nước tiểu.
Cách chuẩn bị thuốc cho máy phun khí dung khi dùng dung dịch thuốc Zencombi qua máy khí dung như sau:
1. Bẻ một ống Zencombi ra bằng cách xoay một ống xuống phía dưới và tách ra trong khi vẫn giữ chắc phần còn lại của vỉ.
2. Giữ chắc một đầu của ống Zencombi, xoay phần thân ống để mở nắp.
3. Đưa đầu hở của ống Zencombi vào trong chén đựng dung dịch của máy phun khí dung. Bóp từ từ ống Zencombi để rót dung dịch thuốc vào trong chén. Chú ý rót hết dung dịch thuốc Zencombi vào trong chén.
4. Chuẩn bị máy khí dung và sử dụng theo chỉ dẫn.
5. Sau khi sử dụng xong, cần bỏ hết dung dịch còn thừa trong chén đựng của máy khí dung, sau đó lau sạch máy phun khí dung theo như hướng dẫn trong máy.
Lưu ý: Có thể sử dụng mặt nạ, thiết bị chữ “T” hoặc qua ống nội khí quản để phân phối thuốc. Có thể sử dụng thông khí áp lực dương ngắt quãng nhưng hiếm khi cần thiết. Cần cho thở oxy khi có nguy cơ thiếu oxy huyết do giảm thông khí. Do nhiều loại máy khí dung hoạt động trên nguyên tắc dòng khí liên tục, có thể thuốc khí dung sẽ được giải phóng vào môi trường xung quanh. Do đó, nên sử dụng Zencombi, trong phòng có thông khí tốt, nhất là ở bệnh viện khi có nhiều bệnh nhân sử dụng máy khí dung cùng một lúc.
Liều lượng của Zencombị được khuyến cáo cho người lớn (kể cả bệnh nhân cao tuổi) như sau:
Điều trị cơn cấp tính: 01 lọ đơn liều. Trong các trường hợp nặng không cắt cơn có thể dùng đến lọ đơn liều thứ 2. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được khám bác sỹ hoặc đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.
Điều trị duy trì: 01 lọ đơn liều x 3 - 4 lần/ngày. Bệnh nhân nên đến khám bác sỹ hoặc đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức trong trường hợp khó thở cấp hoặc chứng khó thở nặng thêm một cách nhanh chóng nếu dùng thêm liều khí dung Zencombị không đem lại cải thiện.
Hướng dẫn sử dụng: Zencombi được sử dụng với máy khí dung hoặc bằng máy thở áp lực dương ngắt quãng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng của quá liều chủ yếu liên quan đến salbutamol do kích thích quá mức beta adrenergic chủ yếu là: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tăng áp lực mạch máu, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, nóng bừng, nhiễm toan chuyển hóa.
Các triệu chứng quá liều ipratropium bromid như khô miệng, rối loạn điều tiết mắt có tính chất nhẹ và thoáng qua do phạm vi điều trị rộng và sử dụng tại chỗ.
Xử trí quá liều:
Sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, điều trị tích cực trong trường hợp nặng.
Các thuốc đối kháng đặc hiệu phù hợp là các thuốc ức chế thụ thể beta thích hợp hơn là các/thuốc là chọn lọc trên beta, tuy nhiên cần thận trọng ở những bệnh nhân đang bị hen phế quản.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng không mong muốn của Zencombi bao gồm tác dụng không mong muốn của salbutamol và ipratropium bromid:
Tác dụng không mong muốn của Salbutamol:
Nói chung ít gặp ADR khi dùng các liều điều trị dạng khí dung.
Thường gặp, ADR >1/100:
Hiếm gặp, ADR <1/1000:
Tác dụng không mong muốn của Ipratropium bromid:
Thường gặp, ADR > 1/100:
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Zencombị chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Có thể xuất hiện phản ứng quá mẫn sau khi dùng Zencombị với biểu hiện: mày đay, phù mạch, phát ban, co thắt phế quản và phù hầu họng.
Đau mắt hoặc khó chịu ở mắt, nhìn mờ, nhìn thấy hào quang, nhìn hình ảnh bị nhuốm màu kết hợp với đỏ mắt do sung huyết kết mạc hoặc phù giác mạc có thể là các dấu hiệu của glôcôm góc hẹp cấp. Nếu có bất kỳ sự kết hợp nào của các triệu chứng trên thì nên điều trị tức thì bằng thuốc nhỏ mắt gây co đồng tử và tham khảo ý kiến bác sỹ. Bệnh nhân phải được hướng dẫn sử dụng đúng cách Zencombi, không được để dung dịch bắn vào mắt. Những bệnh nhân có tiền sử bị glôcôm góc hẹp cần được cảnh báo đặc biệt để bảo vệ mắt.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân trong các trường hợp: bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát đầy đủ, bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch thực thể trầm trọng, cường giáp, u tủy thượng thận, glôcôm góc hẹp, phì đại tiền liệt tuyết, u cổ bàng quang.
Thận trọng với những bệnh nhân đang mắc bệnh tim nặng như: Thiếu máu tim cục bộ, loạn nhịp tim nhanh, suy tim nặng. Trong thuốc có hoạt chất có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở các vận động viên thể dục thể thao. Nếu người bệnh có nhiều đờm thì cần phải được điều trị thích hợp trước khi dùng thuốc. Cần thận trọng khi dùng các dạng salbutamol đối với người mang thai để điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Khi chỉ định salbutamol, cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng.
Thuốc có thể gây nhức đầu, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp do đó cần thận trọng khi dùng với những bệnh nhân lái xe, vận hành máy móc.
Thời kì mang thai:
Salbutamol đã được chứng minh gây quái thai ở chuột khi tiêm dưới da với liều tương ứng gấp 15 lần liều khí dung ở người. Chưa có công trình nghiên cứu quy mô nào ở người mang thai. Tuy vậy, khi dùng cần thận trọng cân nhắc lợi hại.
Ipratropium bromid: Mặc dù trên thực nghiệm không thấy thuốc có tác dụng gây quái thai nhưng vẫn không nên dùng thuốc cho người bệnh trong những tháng đầu mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ không, cần thận trọng khi dùng thuốc cho người cho con bú.
Dùng đồng thời các dẫn xuất của xanthin cũng như các thuốc beta adrenergic khác và các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng các tác dụng phụ. Khi dùng đồng thời với các dẫn xuất xanthin, các glucocorticosteroid và thuốc lợi tiểu có thể làm giảm kali máu, nên xét đến khả năng này đặc biệt ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp nặng.
Giảm kali máu có thể làm cho những bệnh nhân dùng digoxin dễ bị loạn nhịp tim, phải theo dõi nồng độ huyết tương cho những trường hợp này.
Khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế beta có thể làm giảm tác dụng giãn phế quản
Dùng đồng thời với các thuốc ức chế monoamin oxidase hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm tác dụng kích thích beta adrenergic mạnh lên. Hít các chất gây mê hydrocarbon được halogen hóa như halothan, tricloroethylen và enfluran có thể gây tăng sự nhạy cảm đối với tác dụng trên hệ tim mạch của salbutamol.
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Lọc theo:
Tô Thị Hồng Anh
Chào bạn LIÊN,
Dạ rất tiếc với sản phẩm này tạm thời nhà thuốc đang chưa hỗ trợ cho bạn ngay được. Mong bạn thông cảm. Bất cứ khi nào cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ chi tiết hơn ạ.
Thân mến!
Hữu ích
LIÊN
Hữu ích
Trả lời