Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hăm tã là gì? Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi, bé sẽ tỏ ra khó chịu, quấy khóc do đau rát, thậm chí cáu gắt suốt ngày.
Nghiêm trọng hơn khi bé cảm thấy không thoải mái sẽ bỏ ăn hay mất ngủ, vừa ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của bé, vừa khiến cho cha mẹ phiền muộn hơn.
Bé bị hăm tã do chịu những tác nhân bên ngoài tác động, làn da bé lại quá non nớt cũng như các cơ chế tự bảo vệ còn quá non yếu nên không thế chống chọi lại được. Cụ thể là:
Hăm tã là gì? Nếu không xử lý kịp thời, bệnh dễ dẫn đến nhiễm khuẩn và bội nhiễm, gây khó khăn trong việc điều trị.
Hăm tã có 5 cấp độ khác nhau. Thường nếu không chú ý thì các mẹ chỉ phát hiện bé bị hăm tã ở mức độ 3 là mức độ trung bình.
Cấp độ nhẹ nhất của hăm tã là gì? Đặc điểm nhận biết:
Hăm tã là gì? Như vậy, cứ theo những dấu hiệu trên đây các mẹ có thể nhận biết được tình trạng hăm tã của trẻ để có hướng xử lý phù hợp.
Cách đầu tiên để chăm sóc trẻ bị hăm tã đó chính là mẹ cần vệ sinh cho bé thật hợp lý và sạch sẽ. Cụ thể mẹ cần chú ý giữ cho da bé thật sạch và khô bằng cách có thể dùng nước hơi ấm rửa sạch toàn bộ vùng mông, bẹn cùng những phần da bị tổn thương của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên áp dụng phương pháp dùng khăn xô nhúng nước ấm, sau đó từ từ vắt nước sao cho chảy nhè nhẹ lên vùng da nhạy cảm của con. Tuy nhiên, các mẹ cần hết sức chú ý đừng để nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến vùng da bị tổn thương càng tổn thương nặng hơn.
Có thể mẹ sẽ thấy rất bất tiện nếu không thể dùng tã cho con. Tuy nhiên khi bé bị hăm tã thì đây là điều thực sự nên làm. Mẹ có thể dùng tã cho bé khi bé ngủ nhưng cần đảm bảo da con khô ráo hoàn toàn. Trên thực tế thì các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên ngưng cho bé dùng tã trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi da con hồi phục hẳn.
Cách chữa hăm tã là gì? Thêm một cách để chữa hăm tã cho trẻ đó là thay bỉm cho trẻ đúng cách. Vì có rất nhiều mẹ vẫn chưa thật quan tâm đến vấn đề này nên đôi khi không nhận thức được việc mình đang đóng bỉm sai cách cho con.
Khi chọn bỉm cho con mẹ cần chắc chắn về loại bỉm mình đang dùng: loại bỉm này có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? và cuối cùng là có gây kích ứng cho da của con không?
Mẹ nên thay bỉm cho con sau từ 2-4h dù bỉm lúc đó đã đầy hay chưa. Đừng vì tiết kiệm mà chưa thay cho con khi bỉm chưa đầy, điều này chính là nguyên nhân có thể làm cho bé bị hăm tã.
Yếu tố quan trọng trong điều trị hăm tã là gì? Có nhiều mẹ có quan niệm sai lầm rằng không nên bôi các loại kem phòng và chữa hăm da cho con vì đó là hóa chất có thể gây hại đến làn da nhạy cảm của con. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì nếu lựa chọn các loại kem bôi da có thành phần lành tính và an toàn thì cũng là một bước quan trọng để chữa hăm tã cho bé.
Như vậy, hăm tã có 5 cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Mẹ nên thật chú ý đến con để có thể phát hiện tình trạng này khi còn nhẹ, tránh để lúc nặng mới phát hiện ra thì lúc đó rất khó để điều trị cho bé.
Ánh Phạm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.