Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sự xuất hiện của sùi mào gà trong thai kỳ là một vấn đề gây nhiều lo lắng cho các bà bầu. Vậy nguyên nhân là do đâu và bà bầu bị sùi mào gà có chữa được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, vẫn có khả năng bà bầu bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà, gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé. Vậy bà bầu bị sùi mào gà có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà, hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, là một căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, do virus Human Papillomavirus (HPV) nhóm type 6 và 11 gây ra. Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị sùi mào gà, bệnh có thể được truyền qua các hình thức hoạt động tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ như quan hệ qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
Sùi mào gà là một bệnh có đặc điểm là xuất hiện các cụm mụn cóc dạng đơn lẻ hoặc liên kết lại thành đám giống như hoa súp lơ trên da. Ban đầu, những dấu hiệu của bệnh khá khó nhận biết vì mụn cóc có kích thước nhỏ, phẳng so với bề mặt da. Khi tiến vào giai đoạn tiếp theo, các mụn dần phát triển lớn hơn, xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng cụm, số lượng tăng lên và có màu sắc tương đồng hoặc đậm hơn so với màu da ban đầu.
Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường gặp tổn thương dạng mụn cóc ở các vùng như âm đạo, hậu môn, cổ tử cung,... Ngoài ra, bệnh này cũng có thể gây ra các tình trạng không bình thường về dịch âm đạo, chảy máu, ngứa, cảm giác châm chích,...
Sự thay đổi lượng hormone trong thời kỳ mang thai có thể làm cho mụn cóc phát triển nhanh hơn so với bình thường và dịch âm đạo tiết nhiều hơn, tạo môi trường ẩm ướt và ấm để mụn cóc phát triển mạnh mẽ hơn.
Vậy bệnh sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không? Dù cho cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa sùi mào gà khi mang thai và các vấn đề như sảy thai, sinh non hay biến chứng khác trong thai kỳ, nhưng bệnh lý này vẫn có thể gây ra một số tác động nhất định đối với thai phụ và thai nhi, bao gồm:
Thông thường, bệnh sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể mắc các biến chứng. Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai thường phát triển nhanh hơn so với người bình thường do tăng nồng độ hormone estrogen và progesterone, làm cho các vết sùi lớn và lan rộng hơn.
Nếu nhiễm trùng đường sinh dục, sùi mào gà có thể phát triển nhanh chóng và gây đau và khó chịu khi tiểu tiện cho thai phụ. Kích thước của các vết sùi mào gà có thể quá lớn, dễ gây chảy máu khi sinh.
Các vết sùi trên âm đạo hoặc cổ tử cung có thể làm cho việc mở rộng âm đạo và cổ tử cung trong quá trình sinh trở nên khó khăn. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật. Thai phụ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung và khả năng sinh sản sau này có thể bị ảnh hưởng.
Rất hiếm các trường hợp bệnh sùi mào gà truyền sang thai nhi. Trong trường hợp sinh qua ngả âm đạo, thai nhi có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút HPV do tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc tổn thương sùi mào gà ở âm đạo và cổ tử cung. Nếu xảy ra, trẻ sơ sinh thường sẽ phát triển sùi mào gà trong miệng hoặc cổ họng vài tuần sau sinh.
Tuy vẫn chưa có sự khẳng định chắc chắn về mối liên hệ này, nhưng bệnh sùi mào gà vẫn có thể tạo ra những tác động đáng kể đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Bà bầu bị sùi mào gà có chữa được không? Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ xem xét việc điều trị sùi mào gà khi mang thai bằng các phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết thai phụ mắc sùi mào gà không có triệu chứng bất thường trong thai kỳ, vì vậy, bác sĩ có thể quyết định chỉ thực hiện theo dõi định kỳ mà không cần điều trị bệnh.
Thường thì, đối với các trường hợp thai phụ mắc sùi mào gà, bác sĩ sẽ theo dõi sự tiến triển của các vết sùi để xem xét việc điều trị. Đa số các trường hợp sẽ trì hoãn việc điều trị cho đến sau khi sinh.
Đối với những trường hợp có vết sùi mào gà có kích thước lớn, gây trở ngại cho quá trình sinh, hoặc gây chảy máu nhiều, bác sĩ có thể xem xét các phương pháp sau để loại bỏ vết sùi:
Thai phụ bị sùi mào gà tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc không kê toa để điều trị bệnh, vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho thai kỳ hoặc kích thích sự phát triển mạnh mẽ của các vết sùi mào gà sinh dục.
Ngoài ra, thai phụ bị sùi mào gà khi mang thai tuyệt đối không nên thực hiện các hành động sau:
Nếu thai phụ bị sùi mào gà khi mang thai và lo lắng liệu bà bầu bị sùi mào gà có chữa được không thì thai phụ nên tìm đến bác sĩ phụ sản để biết chính xác về tình trạng của mình và tìm hiểu về phương pháp điều trị phù hợp. Sùi mào gà là một tình trạng rất phổ biến và có thể điều trị được. Dù hầu hết các trường hợp mắc bệnh không nguy hiểm, bệnh thường không ảnh hưởng đến mẹ và bé nhưng bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.