Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Ánh
Mặc định
Lớn hơn
Thực tế cho thấy, có không ít độc giả quan ngại về việc hiến máu sẽ gây tổn hại sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây lại là một quan điểm sai lầm. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hiến máu cũng như giải đáp được thắc mắc hiến máu có được xét nghiệm HIV hay không, bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất.
Vậy hiến máu là gì? Hiến máu có được xét nghiệm HIV không? Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết sức khỏe dưới đây của Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.
Theo các quy định được ban hành tại Quyết định số 937/BYT-QĐ (1992) và Quyết định số 2557/BYT-QĐ (1996) của Bộ trưởng Bộ Y tế, việc hiến máu và truyền máu phải tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho cả người cho máu và người nhận máu. Vậy hiến máu có được xét nghiệm HIV không?
Với câu hỏi hiến máu có được xét nghiệm HIV không, các chuyên gia cho biết người hiến buộc phải xét nghiệm HIV khi hiến máu. Cùng với xét nghiệm sàng lọc HIV, người hiến sẽ được làm thêm các xét nghiệm sàng lọc một số bệnh lây qua đường máu khác như giang mai, viêm gan B, viêm gan C, sốt rét…
Mục đích của xét nghiệm nhằm đảm bảo máu hiến an toàn, không lây nhiễm bệnh cho người nhận đồng thời bảo vệ sức khỏe của chính người hiến máu. Cơ sở y tế sẽ thực hiện xét nghiệm HIV cho người hiến máu và chi phí xét nghiệm này do cơ sở y tế chi trả, người hiến máu không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.
Nếu kết quả bình thường, người hiến thường không nhận thông báo. Trong trường hợp phát hiện bất thường (ví dụ: nghi ngờ nhiễm HIV), cơ sở y tế sẽ liên hệ riêng, tư vấn và hướng dẫn kiểm tra chuyên sâu.
Trường hợp cấp cứu đặc biệt, nếu không có điều kiện xét nghiệm HIV, nhân viên y tế có thể truyền máu từ người thân (bố, mẹ, con, anh chị em) của bệnh nhân. Việc truyền máu phải dựa trên yêu cầu và cam kết bằng văn bản của gia đình bệnh nhân. Trong trường hợp này, nhân viên y tế không chịu trách nhiệm nếu có lây nhiễm HIV/AIDS.
Hiến máu là một hành động vô cùng ý nghĩa và có giá trị lớn đối với cộng đồng. Máu là một yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý. Điều đặc biệt là, mặc dù chúng ta có thể thay thế nhiều loại thuốc hay phương pháp điều trị khác, nhưng máu vẫn là một sản phẩm sinh học duy nhất không thể được tổng hợp nhân tạo và điều này làm cho việc hiến máu càng trở nên quan trọng.
Khi bạn hiến máu, đặc biệt là hiến hồng cầu, bạn không chỉ giúp cứu sống những bệnh nhân cần truyền máu mà còn hỗ trợ cho các bệnh nhân mắc các bệnh về máu như thiếu máu, ung thư hoặc những người cần phẫu thuật lớn. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể và việc hiến máu sẽ giúp cơ thể tái tạo lượng hồng cầu mới mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể.
Khám sức khỏe trước khi hiến máu là một bước quan trọng để đảm bảo rằng người hiến máu có sức khỏe tốt và máu không có nguy cơ lây nhiễm cho người nhận. Quy trình xét nghiệm máu kỹ lưỡng giúp đảm bảo sự an toàn cho cả người hiến và người nhận.
Hiến máu có được xét nghiệm HIV không? Câu trả lời là có. Vậy quá trình hiến máu diễn ra như thế nào?
Máu hiến được lấy trực tiếp từ cơ thể người cho, nhưng trước khi sử dụng cho người nhận, cần trải qua nhiều giai đoạn xử lý nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Người hiến máu cần chuẩn bị tốt về thể lực và tinh thần. Đêm trước khi hiến máu, cần ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức. Trước khi hiến máu khoảng 2 - 3 giờ, nên ăn một bữa nhẹ, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia và sữa. Thời gian hiến máu thường diễn ra vào buổi sáng khi cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Trước khi hiến, người hiến máu sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện và chỉ được chấp thuận nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Nếu đủ tiêu chuẩn hiến máu, người hiến máu sẽ được sắp xếp nằm thoải mái trên ghế chuyên dụng. Nhân viên y tế sẽ đưa kim vào tĩnh mạch lớn ở cánh tay và máu sẽ chảy vào túi đựng dưới tác động của trọng lực. Túi máu được đặt trên bàn cân ở vị trí thấp hơn tim. Khi đạt đủ thể tích cần thiết, nhân viên y tế sẽ rút kim và băng ép vị trí chích. Trong quá trình lấy máu, người hiến có thể được hướng dẫn nắm bóp một vật mềm để giúp máu lưu thông nhanh hơn.
Sau khi lấy, máu được bảo quản theo đúng quy định và chuyển đến trung tâm hoặc bệnh viện chuyên khoa huyết học. Tại đây, máu được xét nghiệm để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C... Nếu đạt tiêu chuẩn an toàn, máu sẽ được xác định nhóm ABO và Rh, sau đó phân tách thành các thành phần như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Mỗi thành phần được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và sẵn sàng sử dụng khi cần.
Đối với trường hợp hiến tiểu cầu, máu sẽ được lấy qua hệ thống máy gạn tách, giữ lại tiểu cầu và trả các thành phần còn lại vào cơ thể người hiến qua đường truyền khác.
Ngay sau khi hiến máu, bạn nên:
Sau khi rời điểm hiến máu, bạn nên:
Trong vòng 48 giờ sau hiến máu, bạn cần lưu ý:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề hiến máu mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, qua những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về hiến máu đồng thời giải đáp được thắc mắc hiến máu có được xét nghiệm HIV không. Cảm ơn vì đã luôn ở đây, đồng hành và dõi theo cùng Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...