Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bầu ăn rau cải đắng được không? Lợi ích sức khỏe mà rau cải đắng mang lại là gì?

Ngày 23/05/2023
Kích thước chữ

Một chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp nâng cao sức khỏe của mẹ bầu và hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Và rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của thai phụ. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng phù hợp và tốt cho phụ nữ mang thai. Dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc "bầu ăn rau cải đắng được không?".

Các loại rau xanh luôn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu cho phụ nữ mang thai như vitamin, khoáng chất, sắt… Vậy mẹ bầu ăn rau cải đắng được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng của thai phụ và câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây nhé!

Mẹ bầu ăn rau cải đắng được không?

Rau cải đắng còn được biết đến với tên gọi là cải cay, cải canh… thuộc họ cải. Rau cải đắng có màu xanh, vị đắng nhẹ và hơi cay. Loại rau này thường được dùng để nấu canh, luộc, xào hoặc làm rau sống ăn kèm với các món ăn khác. 

Vậy phụ nữ mang bầu ăn rau cải đắng được không? Câu trả lời là có. Bởi loại rau cải này có chứa lượng chất xơ và chất nhầy cao. Các dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, từ đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, rau cải đắng cũng rất giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và thanh nhiệt cơ thể. 

Theo Đông y, rau cải đắng có vị cay, tính ôn nên nó có khả năng thông đờm, giải cảm, lợi khí, giảm đau và an thần. Theo Tây y, loại cải này cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho thai phụ như vitamin B, C, K, carotene… Trong 100gr rau cải đắng có chứa: 

  • 93,8g nước;
  • 1,9g carbohydrate;
  • 1,8g chất xơ;
  • 1,9mg sắt;
  • 89mg canxi;
  • 23mg magie;
  • 14mg photpho;
  • 221mg kali;
  • 29mg natri;
  • 51mg vitamin C;
  • 0,18mg vitamin B6;
  • 6300mcg beta-caroten;
  • 187mcg folate.
Bầu ăn rau cải đắng được không? Lợi ích sức khỏe mà rau cải đắng mang lại là gì? 1
Mẹ bầu ăn rau cải đắng được không?

Lợi ích của rau cải đắng đối với sức khỏe thai phụ

Rau cải đắng chứa nhiều chất cần thiết cho mẹ bầu. Do vậy, loại rau này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai, cụ thể là:

Tăng cường sức đề kháng

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ thường sẽ bị suy giảm và dễ mắc một số bệnh lý cảm cúm thông thường. Việc mẹ bầu bị cảm cúm sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Trẻ có thể mắc phải một số dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể…

Rau cải đắng có chứa nhiều khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng như sắt, đồng, magie, mangan… Ngoài ra, trong loại rau này cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, đây là một hoạt chất quan trọng giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các loại virus gây ra bệnh cảm cúm. Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung loại rau này trong chế độ dinh dưỡng.

Bầu ăn rau cải đắng được không? Lợi ích sức khỏe mà rau cải đắng mang lại là gì? 2
Ăn rau cải đắng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu 

Khi mang thai, hầu hết các thai phụ đều bị ốm nghén, nôn ói. Từ đó dẫn đến tình trạng mất nước gây táo bón, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai cũng như tình trạng chèn ép của thai nhi lên hệ tiêu hóa cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột của thai phụ.

Trong rau cải đắng có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa và nhu động ruột tốt hơn, từ đó hạn chế hiện tượng táo bón cho bà bầu.

Tăng cường thị lực

Khi mang thai, thai phụ sẽ gặp phải tình trạng trữ nước trong cơ thể, nhất là trong 3 tháng cuối. Điều này khiến cho giác mạc và thủy tinh thể dày hơn, gây cản trở tuần hoàn máu ở vùng mắt và làm giảm thị lực.

Trong rau cải đắng chứa một lượng vitamin A cần thiết để bổ sung dưỡng chất cho mắt và giúp thị lực khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, bộ đôi zeaxanthin và lutein có trong loại rau này còn có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa diễn ra tại võng mạc.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch khi mang thai sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi như khó thở, mệt mỏi, thiếu máu, dọa sảy thai… 

Hoạt chất phytonutrient có trong rau cải đắng có tác dụng kiềm chế nồng độ cholesterol trong máu. Do đó, việc ăn rau cải đắng thường thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch. Bên cạnh đó, lượng vitamin B3 và niacin có trong loại thực phẩm này còn có khả năng cân bằng cholesterol trong cơ thể, từ đó bảo vệ mẹ bầu tránh khỏi bệnh lý xơ vữa động mạch.

Bầu ăn rau cải đắng được không? Lợi ích sức khỏe mà rau cải đắng mang lại là gì? 3
Các dưỡng chất có trong rau cải đắng có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch

Giúp xương chắc khỏe

Trong suốt thai kỳ, thai nhi sẽ hấp thụ canxi từ cơ thể mẹ bầu để hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển khung xương. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương ở thai phụ. 

Mặt khác, rau cải đắng chứa hàm lượng vitamin K khá cao, góp phần thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương, từ đó giúp tăng cường mật độ xương ở phụ nữ mang thai.

Cải thiện làn da

Sự thay đổi hormone của cơ thể khi mang thai là nguyên chính khiến cho làm da của mẹ bầu trở nên thâm sạm và xỉn màu. Mặt khác, việc hormone androgen tăng cao cũng khiến cho làn da của thai phụ sản sinh ra nhiều bã nhờn, khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và gây mụn.

Trong rau cải đắng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp giảm lượng bã nhờn dư thừa trên da, bảo vệ các mô da và màng nhầy. Đồng thời, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, giúp làn da của mẹ bầu trở nên sáng và khoẻ hơn.

Như vậy, rau cải đắng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung loại rau này trong chế độ ăn uống hàng ngày để tận dụng tối ưu những tác dụng mà chúng đem lại. 

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn rau cải đắng

Đối với thắc mắc bầu ăn rau cải đắng được không, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề này thông qua những thông tin đã được nêu trên. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý về một số vấn đề khi ăn rau cải đắng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, cụ thể như sau: 

  • Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn rau cải đắng với lượng khoảng 100 - 200gr/ngày và ăn 2 - 3 lần/tuần. Đồng thời bổ sung các loại rau khác nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể.
  • Mẹ bầu cần phải ngâm rau cải đắng với nước muối và rửa sạch lại với nước sạch để loại bỏ các vi khuẩn cũng như tàn dư thuốc còn bám trên rau.
  • Bà bầu không nên ăn rau cải đắng sống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.
  • Khi nấu rau cải đắng nên đậy nắp để tránh bay hơi và mất nước, dẫn đến hao hụt hàm lượng dinh dưỡng, nhất là vitamin C.
  • Những mẹ bầu đang mắc phải chứng đông máu thì không nên sử dụng loại thực phẩm này, bởi rau cải đắng rất giàu vitamin K - hoạt chất có tác dụng hỗ trợ quá trình đông máu.
  • Rau cải đắng có chứa chất oxalat nên mẹ bầu có nguy cơ bị sỏi thận thì nên hạn chế sử dụng loại rau này nhằm ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bầu ăn rau cải đắng được không? Lợi ích sức khỏe mà rau cải đắng mang lại là gì? 4
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau cải đắng sống nhằm bảo vệ sức khỏe cho thai nhi

Hiện nay vẫn có nhiều độc giả bị nhầm lẫn giữa rau cải đắng, rau đắng biểnrau đắng đất. Nhà thuốc Long Châu hy vọng có thể giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về 03 loại rau này và trả lời được câu hỏi bầu ăn rau cải đắng được không. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng biết thêm những lợi ích sức khỏe mà rau cải đắng mang lại cũng như các lưu ý khi ăn rau cải đắng. Theo dõi website của nhà thuốc Long Châu để kịp thời bổ sung thêm nhiều kiến thức mới về sức khỏe cho bạn và gia đình nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin