Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bé 8 tháng biết làm gì? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này

Ngày 15/03/2023
Kích thước chữ

Theo thời gian, hướng phát triển của bé ngày càng phân hóa riêng biệt hơn. Vào thời điểm 8 tháng tuổi, đây cũng là thời gian trẻ trở nên hiếu động và ham học hỏi hơn, thích bắt chước người lớn. Vậy bé 8 tháng biết làm gì? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn tham khảo bài viết đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Trẻ 8 tháng tuổi sẽ tiếp tục phát triển nhanh cả về thể chất, vận động lẫn nhận thức cũng như cảm xúc. Quan sát trẻ cũng giúp bố mẹ phát hiện những phát triển bất thường của trẻ. Vậy bé 8 tháng biết làm gì? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

Bé 8 tháng biết làm gì?

Bé 8 tháng biết làm gì là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi có con ở độ tuổi này. Thông thường, vào giai đoạn này, các bé yêu sẽ khiến các ông bố bà mẹ trở nên bận rộn hơn bởi trẻ lúc này rất hiếu động, thích bò và di chuyển để có thể khám phá mọi ngóc ngách trong ngôi nhà nhỏ của mình. Bình thường, bé 8 tháng tuổi sẽ phát triển như sau:

Vận động thô

Vận động thô của trẻ rất phong phú và đa dạng, bao gồm:

  • Bé có thể tự ngồi dậy, đầu có thể còn hơi gập về phía trước, tuy nhiên hầu như các bé đã có thể dùng tay để chống đỡ thân mình.
  • Khi nằm nơi bằng phẳng, trẻ sẽ không ngừng vận động, thường cầm chân của mình hay bất kỳ đồ vật nào xung quanh để cho vào miệng. 
  • Khi nằm ngửa, bé thường cong lưng để có thể nhìn được mọi thứ xung quanh.
  • Ở trong phòng, các bé thường bò đến những nơi muốn đến, có những bé lại ngồi lết đi để di chuyển.
  • Bé cũng có thể vịn vào vật để đứng lên, tuy nhiên sau khi đứng lên, bé cần sự giúp đỡ của người lớn để có thể ngồi xuống.
  • Đã biết tự vươn tay để lấy đồ chơi và bắt đầu học cách nhặt đồ chơi.
Bé 8 tháng biết làm gì? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này 1Bé 8 tháng biết làm gì là vấn đề được nhiều bố mẹ có con trong giai đoạn này quan tâm

Vận động tinh tế:

Những vận động tinh tế của bé thời điểm 8 tháng cũng trở nên đa dạng hơn như:

  • Bé đã biết dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm khối xếp hình, đã biết phối hợp ngón trỏ và ngón cái để nhặt những đồ vật nhỏ từ dưới đất lên.
  • Mặc dù vậy, khi bé đã cố gắng và tập trung tinh thần để lấy đồ chơi, thế nhưng bé vẫn chưa ý thức được nhiều nên sau khi nhặt được đồ chơi các bé thường ném đi luôn.

Thị lực

Thị lực của bé khi 8 tháng tuổi đã phát triển tương đối toàn diện:

  • Nếu như thị lực trước đây của trẻ là khoảng 20/40 thì này đã phát triển gần như một người lớn cả về độ xa và mức độ rõ ràng. Bé 8 tháng đã có thể nhìn tốt các vật ở tầm gần, thị lực tầm xa của bé cũng đủ tốt để nhận biết mọi người cũng như các đồ vật trong phòng.
  • Bé 8 tháng tuổi đã có khả năng nhìn thấy những vật ở xa và có xu hướng bò đến hướng đó.
  • Khi đã phối hợp tốt mắt và tay chân, bé thích khám phá những đồ vật xung quanh một cách tỉ mỉ, trẻ có thể ngắm những bức ảnh mà không biết chán.

Phát triển cảm xúc

Cảm xúc của trẻ giai đoạn này cũng phát triển nhiều hơn như:

  • Bé biết rõ những người thân xung quanh và tỏ ra thích thú khi gặp họ. Điều này đồng nghĩa bé đã có thể phân biệt được người lạ và tỏ ra sợ hãi, khóc lóc khi tiếp xúc với người lạ.
  • Bé sợ hãi, lo lắng và khóc khi phải xa bố mẹ.
  • Bé sẽ tỏ ra rất phấn khích và hiếu kỳ khi nhìn thấy những đồ vật mới. Khi nhìn thấy mình trong gương, bé thường bò ra phía sau gương để tìm kiếm.
  • Bé bắt đầu quan sát mọi hành vi của người lớn, khi người quen đứng trước mặt và đưa 2 tay, bé sẽ thường cười và đưa tay ra đòi bế.
  • Bé thích thú khi bắt chước những hành vi của người lớn.
  • Bé có thể hiểu phần nào lời nói và cảm xúc của người lớn, đã dần biết cách phân biệt tâm trạng của người lớn như: Khi được khen bé sẽ cười vui sướng, còn khi bị mắng bé sẽ xị mặt và có thể khóc, khi thấy mẹ cười bé có xu hướng cười theo mẹ…
Bé 8 tháng biết làm gì? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn nàyBé 8 tháng đã biết tỏ ra thích thú khi thấy những đồ vật mới

Trẻ 8 tháng chưa biết ngồi bố mẹ cần làm gì?

Thông thường, khi tới 8 tháng tuổi, bé đã có thể ngồi vững, biết bò và một vài bé đã có thể biết tập đứng. Thế nhưng, một số trẻ tới 8 tháng vẫn chưa biết ngồi, điều này khiến không ít bố mẹ băn khoăn và lo lắng. Tuy nhiên, sự phát triển vận động của mỗi trẻ là khác nhau, nên nếu bố mẹ thấy bé vẫn khỏe mạnh, chơi ngoan, chân tay vận động tốt thì cũng không nên quá lo lắng.

Khi bé 8 tuổi mà chưa biết ngồi, cổ chưa cứng, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Xem bé có các dấu hiệu của thiếu canxi không như: Ra mồ hôi trộm, đêm ngủ trằn trọc, rụng tóc hình vành khăn… vì còi xương, thiếu canxi là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm biết ngồi.
  • Không nên sốt ruột quá mà ép bé ngồi vì bắt bé phải ngồi khi xương bé chưa đủ vững sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cột sống của bé. Một số bé có thể tới tháng thứ 9, tháng thứ 10 mới biết ngồi.
  • Cần chú ý tới khẩu phần ăn của bé. Thời gian này bé cần khoảng 500ml sữa và 3 bữa ăn dặm mỗi ngày. Nếu mẹ có đủ sữa, nên tiếp tục cho bé bú và chỉ ăn thêm sữa ngoài khi mẹ phải đi làm hay mẹ không có đủ sữa.
  • Cho bé tắm nắng buổi sáng sớm khoảng 20 phút mỗi ngày giúp bé tổng hợp Vitamin D và tăng cường khả năng hấp thu canxi.
  • Để tập cho bé ngồi, bạn có thể cho bé dựa vào lưng bố mẹ hay kê gối tựa.
  • Sau khi tập ngồi mới cho bé tập bò, cho bé tập bò trên giường và đặt đồ chơi xung quanh để khuyến khích trẻ bò.
  • Nếu chưa thật sự yên tâm, bố mẹ có thể đưa bé đi khám chuyên khoa nhi để được các bác sĩ kiểm tra và có những tư vấn cụ thể.
Bé 8 tháng biết làm gì? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn nàyBé 8 tháng chưa biết ngồi là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng

Những điều bố mẹ nên làm khi chăm sóc bé 8 tháng tuổi

Để trở thành người chăm sóc và đồng hành cùng con, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khuyến khích bé tự xúc ăn: Trong giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đang tập ăn dặm, mẹ cần rèn cho bé thói quen tự cầm thìa. Điều này khuyến khích sự phối hợp tay và mắt của bé.
  • Giữ an toàn cho bé: Giai đoạn này, trẻ biết bò và thích thú với việc tập đứng. Vì vậy bố mẹ phải luôn để mắt tới bé, tránh trường hợp bé bị ngã do chưa đứng vững.
  • Chọn đồ chơi thích hợp cho bé: Đồ chơi chính là một cách mẹ giúp bé phát triển về trí tuệ, âm thanh, màu sắc. Mẹ có thể chọn những món đồ chơi phát ra tiếng nhạc và có nút bấm để bé có thể tự bấm.
  • Thường xuyên mỉm cười: Việc mẹ thường xuyên mỉm cười sẽ truyền cho bé năng lực tích cực và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bé.
  • Kiên nhẫn khi bé khóc: Bố mẹ nên thể hiện sự quan tâm, chia sẻ mỗi khi bé khó chịu.
  • Vỗ tay khen ngợi: Mỗi khi bé làm được điều gì, hãy dành cho bé những lời khen, những cái vỗ tay và những cử chỉ yêu thương.
  • Kiên nhẫn giải thích khi bé làm sai: Điều này giúp tạo cho bé thói quen tốt ngay từ khi bé còn nhỏ.
Bé 8 tháng biết làm gì? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn nàyRèn cho bé tự xúc ăn là điều bố mẹ nên tập cho bé trong giai đoạn 8 tháng tuổi

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh nắm được bé 8 tháng biết làm gì cũng như biết những điều gì nên làm để bé có thể phát triển toàn diện nhất cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ trong giai đoạn này. Ngoài ra, các phụ huynh cũng đừng quên cân bằng dinh dưỡng ở trẻ thật tốt, đầy đủ vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, sắt... Chúc bạn và bé nhà mình nhiều sức khỏe cũng như đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin