Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hăm cổ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. "Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm không?" là thắc mắc của rất nhiều mẹ bởi tính tiện dụng và mùi hương được ưa thích, cùng tìm hiểu nhé!
Hăm ở cổ bé là một trong những vấn đề mà hầu như trẻ sơ sinh nào cũng gặp phải. Thường thì các nốt hăm da sẽ xuất hiện nhiều ở mặt, cổ, ngực, đùi, mông,… khiến bé đau rát, khó chịu. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu sẽ gợi ý phương pháp chữa trị vấn đề hăm da và liệu bé bị hăm cổ có nên bôi phấn rôm không để bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.
Các vết hăm xuất hiện là do mồ hôi ứ đọng. Các vết hăm thường phẳng, màu đỏ, đôi khi có mụn nước nhỏ trên bề mặt da.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hăm ở cổ bé cũng có thể do nước, sữa, thức ăn bị đổ ra khi trẻ không được vệ sinh kỹ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nấm có thể mọc trên cổ, viền cổ, giữa làn da ở cổ với vải áo cứng, chật chội,… cũng có thể gây tổn thương da và hăm cổ ở trẻ.
Tóm lại, trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng và nhạy cảm, chỉ cần một yếu tố hoặc điều kiện bất lợi nào đó cũng có thể khiến trẻ bị hăm da, kích ứng da hay viêm loét da. Khi bé bị hăm cổ, cha mẹ phải tìm cách trị hăm cho bé an toàn và hiệu quả càng sớm càng tốt để tránh da bé bị tổn thương nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng và nhạy cảm, ngay khi gặp điều kiện bất lợi, trẻ dễ bị mẩn ngứa, mẩn đỏ, dị ứng, loét da. Nhiều bậc cha mẹ thấy bé có biểu hiện mẩn ngứa là dùng ngay phấn rôm để bôi, nhưng nếu bé bị nổi mẩn đỏ ở cổ thì xoa phấn rôm có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?
Phấn rôm được coi là một loại mỹ phẩm, tùy theo thương hiệu và nơi sản xuất sẽ có những thành phần khác nhau nhưng một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất phấn rôm là bột talc nghiền mịn. Loại bột này có khả năng hút ẩm rất tốt tránh ẩm ướt và tránh hăm tã ở bé.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bột trẻ em có chứa nhiều thành phần khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu bé hít phải phấn rôm khi bôi lên cổ, bé có thể ho, hắt hơi, khó thở, sổ mũi, tím tái, nôn trớ và có thể bị phù phổi.
Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra, có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn tiểu phế quản, gây tràn khí màng phổi, gây xơ hóa mô kẽ, hình thành u hạt. Hiện nay, các phương pháp giải độc truyền thống không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải bột talc, bệnh chỉ điều trị triệu chứng chứ không điều trị tận gốc, chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh nếu bé gái dùng phấn rôm bôi lên vùng dưới bụng sẽ có thể gây nên khối u ác tính ở buồng trứng sau này. Những bụi phấn, chất ô nhiễm thâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng gây viêm nhiễm và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Vì vậy các nhà nghiên cứu vẫn khuyến cáo các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bé gái phải cẩn thận khi sử dụng phấn rôm cho bé.
Sử dụng kem chống hăm là một trong những cách đơn giản nhất để thoát khỏi các vết hằn đỏ đáng ghét. Các mẹ có thể dễ dàng tìm mua các loại kem này ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng chăm sóc mẹ và bé.
Phương pháp này rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên da bé sau khi đã rửa sạch. Chú ý chỉ nên thoa một lớp kem thật mỏng vào vùng da bị tổn thương.
Vì làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên mẹ chỉ nên chọn những loại kem có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, mẹ cũng nên kiểm tra kỹ thành phần để đảm bảo không có hóa chất gây hại cho bé.
Đó là cách trị hăm cho bé được nhiều bà mẹ truyền lại từ đời này sang đời khác. Lá trầu không, chè xanh, mướp đắng, lá ổi,… là những lựa chọn được nhiều mẹ tin tưởng và sử dụng. Những loại lá này có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng làm dịu và làm mát da. Bạn có thể cho lá vào nồi nước sôi, để nguội rồi pha loãng với nước lạnh. Sau khi tắm bằng nước lá xong, mẹ có thể tắm lại cho trẻ bằng nước ấm sạch. Lưu ý, nếu vùng cổ bị mẩn ngứa, bong tróc thì mẹ không được dùng nước lá tắm.
Ngoài việc đun lá tắm cho bé, mẹ cũng có thể giã nát lá trầu không hoặc chè xanh lấy nước rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị hăm của bé. Cách này chỉ dành cho những vết hăm “cứng đầu” và không nên áp dụng quá nhiều lần, mẹ nhé!
Nếu được điều trị đúng cách, các trường hợp hăm cổ bé sẽ biến mất trong vòng 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, mẩn ngứa nặng còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
Trẻ thường bị hăm tã ở các nếp gấp, gây nhiều khó chịu và xót xa cho bé, vì vậy bạn nên tìm cách điều trị an toàn, giúp bé luôn thoải mái, dễ chịu. Bài viết giải đáp thắc mắc bé bị hăm cổ có nên bôi phấn rôm không và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp