Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến đặc trưng bởi sự xuất hiện của một mảng da đỏ tươi ở vùng mông của trẻ nhỏ và thường liên quan đến tình trạng ẩm ướt vùng mang tã, sự nhạy cảm của da trẻ hoặc thói quen thay tã không thường xuyên. Rất hiếm khi trẻ phải nhập viện vì hăm tã, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ là không đáng kể tuy nhiên hăm tã có thể khiến trẻ đau, quấy khóc. Cách quan trọng nhất có thể ngăn ngừa và điều trị hăm tã là giữ cho tã của bé khô ráo và sạch sẽ.
Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến đặc trưng bởi sự xuất hiện của một mảng da đỏ tươi ở vùng mông của trẻ nhỏ. Hăm tã thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, mặc dù ai mặc tã thường xuyên cũng đều có thể bị hăm tã.
Hăm tã thường liên quan đến tình trạng ẩm ướt vùng mang tã, sự nhạy cảm của da trẻ hoặc thói quen thay tã không thường xuyên.
Hăm tã đặc trưng bởi sự xuất hiện của một mảng da đỏ tươi kèm hồng ban ở vùng mông của trẻ. Trong trường hợp phát ban nặng, vùng da có thể có màu đỏ tươi hoặc thậm chí chảy máu. Nếu có tình trạng nhiễm trùng, có thể có đóng mài hoặc chảy mủ ở vùng da mang tã.
Rất hiếm khi phải nhập viện vì hăm tã. Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ là không đáng kể tuy nhiên hăm tã có thể khiến trẻ đau, quấy khóc.
Vùng da viêm có thể bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng như chảy mủ hoặc đóng mài vàng, kèm sốt, phát ban. Trong trường hợp này, có thể trẻ đang bị một tình trạng nhiễm trùng gọi là chốc lây và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Ban đỏ không thuyên giảm mặc dù đã điều trị bằng các thuốc không kê đơn trong 4 - 7 ngày.
Tình trạng phát ban ngày càng nặng hơn hoặc lan sang các vùng khác của cơ thể.
Phát ban kèm chảy mủ, đóng mài và trẻ bị sốt.
Nếu nghi ngờ phát ban có thể là do dị ứng.
Phát ban kèm theo tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hăm tã có thể do một số nguyên nhân, bao gồm:
Da trẻ bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Tiếp xúc lâu với nước tiểu hoặc phân có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ và trẻ có thể dễ bị hăm tã hơn nếu trẻ bị tiêu chảy vì phân dễ gây kích ứng hơn so với nước tiểu.
Sự ma sát do tã hoặc quần áo chật chội lên da có thể dẫn hăm tã.
Dị ứng với một chất nào đó. Da của bé có thể phản ứng với khăn lau, với vật liệu của tã hoặc chất tẩy rửa, thuốc tẩy hoặc chất làm mềm vải được sử dụng để giặt tã vải.
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Khu vực được bao phủ bởi tã như mông, đùi và bộ phận sinh dục đặc biệt dễ bị tổn thương vì vùng này thường ấm và ẩm, là nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn và nấm men.
Trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, thành phần trong phân của trẻ sẽ thay đổi. Điều này làm tăng khả năng bị hăm tã. Những thay đổi trong chế độ ăn của bé cũng có thể làm tăng số lần đi phân, có thể dẫn đến hăm tã. Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ có thể bị hăm tã do phản ứng với thức ăn mà người mẹ đã ăn.
Da nhạy cảm. Trẻ sơ sinh có tiền sử mắc các bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã (chàm) có thể dễ bị hăm tã hơn. Tuy nhiên, vùng da bị kích ứng của bệnh viêm da dị ứng và chàm chủ yếu ảnh hưởng đến các vùng khác ngoài vùng quấn tã.
Sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả các lợi khuẩn có lợi cho da của bé. Sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Trẻ bú mẹ có mẹ dùng thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm tã cao hơn.
1. https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/diaper-rash/
2. https://www.webmd.com/children/diaper-rash#091e9c5e8000ae99-1-3
3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diaper-rash/symptoms-causes/syc-20371636
Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ có thể bao gồm sự xuất hiện của một mảng da đỏ tươi kèm hồng ban ở vùng mông của trẻ. Trong trường hợp phát ban nặng, vùng da có thể có màu đỏ tươi hoặc thậm chí chảy máu. Nếu có tình trạng nhiễm trùng, có thể có đóng mài hoặc chảy mủ ở vùng da mang tã.
Hăm tã ở trẻ em là tình trạng viêm da xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là tình trạng da bị kích ứng và viêm đỏ, thường xảy ra ở vùng da tiếp xúc với tã, thường do các nguyên nhân:
Xem thêm thông tin: Bé bị hăm tã nặng: Nguyên nhân và cách điều trị
Để phòng ngừa hăm tã cho trẻ nhỏ, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Hãy nhớ kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho bé.
Xem thêm thông tin: Hăm tã bao lâu thì khỏi? Làm sao để phòng ngừa hăm tã?
Để trị hăm tã cho bé gái tại nhà một cách đơn giản và an toàn, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Giữ cho da của bé sạch sẽ và khô ráo: Khi thay tã, hãy lau sạch khu vực này nhẹ nhàng bằng khăn mềm, lau nhẹ nhàng hoặc dùng tia nước từ bình. Không chà xát da quá mạnh và tránh lau bằng cồn vì cồn có thể gây kích ứng vùng da của bé.
Nếu tình trạng hăm tã của bé vẫn tiếp diễn mặc dù đã được điều trị tại nhà, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu.
Xem thêm thông tin: Cách trị hăm tã cho bé gái tại nhà đơn giản, an toàn
Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ có thể giúp bạn chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Hăm tã:
Dị ứng bỉm:
Xem thêm thông tin: Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ
Hỏi đáp (0 bình luận)