Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bé bị lông quặm bẩm sinh phải làm sao?

Ngày 09/04/2019
Kích thước chữ

Bé bị lông quặm bẩm sinh là hiện tượng không hiếm gặp có thể xuất hiện ở nhiều trẻ. Khoảng 2% trẻ em bị tình trạng lông quặm bẩm sinh mi dưới.

Bé bị lông quặm bẩm sinh là hiện tượng không hiếm gặp có thể xuất hiện ở nhiều trẻ. Khoảng 2% trẻ em bị tình trạng lông quặm bẩm sinh mi dưới.

Lông quặm bẩm sinh là gì?

Lông quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi bị lộn vào trong, đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc. Trẻ từ khi sinh ra đã gặp hiện tượng này và có thể tiến triển ngày càng nặng thêm nếu như không được điều trị kịp thời, thậm chí có thể gây loét giác mạc, để lại sẹo, ảnh hưởng đến thị lực.

Bé bị lông quặm bẩm sinh phải làm sao? 1Lông quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi bị lộn vào trong, đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc

Tỷ lệ em bé bị lông quặm bẩm sinh mi dưới ở trẻ em khoảng 2%. Khi trẻ bị quặm mi thường hay khó chịu và dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực.

Biểu hiện quặm mi bẩm sinh

Bệnh thường hay gặp ở những trẻ có gốc mũi thấp, tẹt. Do lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu và phairloon dụi mắt. Mắt kích thích làm cho trẻ thường chảy nước mắt, đỏ mắt… nếu kéo dài có thể gây bệnh viêm kết mạc.

Nếu không được điều trị kịp thời lông mi sẽ làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc và để lại sẹo, gây giảm thị lực.

Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực. Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.

Phân biệt em bé bị lông quặm bẩm sinh và các bệnh khác

Cần phải phân biệt bé bị lông quặm bẩm sinh với trẻ bị tắc lệ đạo. Ở trẻ bị tắc lệ đạo cũng thường có chảy nước mắt kéo dài, ra dử mắt, nhưng không gây đỏ mắt. Khi thăm khám nếu trẻ không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.

Ngoài ra cũng cần lưu ý phân biệt bé bị quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi, đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác, nhiều tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể thường.

Bé bị lông quặm bẩm sinh phải làm sao? 2Cần phải phân biệt bé bị lông quặm bẩm sinh với trẻ bị tắc lệ đạo

Tật nếp da thừa hay còn gọi là giả quặm bẩm sinh là sự phát triển bất thường đặc trưng bằng sự xuất hiện một nếp da chạy ngang qua mi trên hoặc mi dưới làm cho lông mi bị chuyển hưởng về phía bề mặt nhãn cầu. Nó khác biệt với bé bị lông quặm bẩm sinh ở chỗ vị trí bờ mi vẫn ở vị trí bình thường (còn quặm mi bờ mi lộn vào trong).

Đối với tật nếp da thừa thì hàng lông mi không cọ sát vào giác mạc (trừ khi mắt nhìn xuống dưới). Tật nếp da thừa thường không phải điều trị vì nó có thể tự khỏi trong khoảng 2 năm đầu.

Các mức độ em bé bị lông quặm bẩm sinh

  • Mức độ I: Quặm chiếm ¼ chiều dài bờ mi.
  • Mức độ II: Quặm chiếm 1/3 chiều dài bờ mi.
  • Mức độ III: Quặm chiếm ½ chiều dài bờ mi.
  • Mức độ IV: Quặm chiếm 2/3 chiều dài bờ mi đến cả mi.

*Mức độ quặm: Tính bằng da mi thừa.

  • Độ I: Thừa khoảng ≤ 2mm da mi.
  • Độ II: Thừa khoảng 3mm da mi.
  • Độ III: Thừa khoảng ≥ 3mm da mi.

Điều trị cho bé bị lông quặm bẩm sinh

Bác sĩ Phạm Xuân Tịnh, Khoa Mắt trẻ em, bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: “Với những trường hợp quặm bẩm sinh có thể được cải thiện trong quá trình phát triển của trẻ. Do vậy, khi mới sinh ra, bé bị lông quặm bẩm sinh không cần phải điều trị ngay, thông thường chỉ cần theo dõi bệnh. Khi quặm gây ra các biến chứng chảy nước mắt, lông mi cọ vào giác mạc gây tổn thương giác mạc, trẻ bị chói, chảy nước mắt, ra ngoài nắng thấy khó chịu... mới cần phải can thiệp sớm. Chữa lông mi quặm ở trẻ chủ yếu bằng phẫu thuật”.

Bé bị lông quặm bẩm sinh phải làm sao 3Khi mới sinh ra, bé bị lông quặm bẩm sinh không cần phải điều trị ngay

Ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lông mi chưa đủ cứng để gây tổn thương giác mạc nên gia đình sẽ được bác sĩ tư vấn tra thuốc cho trẻ và hướng dẫn cách vuốt bờ mi để lông mi không cọ vào giác mạc. Nếu không cải thiện được thì cần phẫu thuật khi trẻ lớn hơn.

Bác sĩ Phạm Xuân Tịnh cho biết thêm: “Các thuốc sử dụng cho mắt chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, đặc biệt cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bậc cha mẹ không nên sử dụng thuốc tùy tiện để nhỏ mắt cho bé bị lông quặm bẩm sinh. Có rất nhiều bệnh nhân tới bệnh viện đã bị mù do không sử dụng thuốc đúng quy cách. Một số phụ huynh khi thấy mắt của trẻ đỏ đã tự tiện ra ngoài mua thuốc để nhỏ cho trẻ. Khi thấy nhỏ thuốc mắt hết đỏ, các bậc cha mẹ thường sẽ sử dụng thuốc đó nhỏ dài ngày và liên tục cho trẻ, do đó nhiều trẻ tới đã bị các bệnh về mắt rất nặng dẫn tới mù mắt”.

Tại các cơ sở chuyên về nhãn khoa, phẫu thuật điều trị cho bé bị lông quặm bẩm sinh tương đối đơn giản, thời gian ngắn, chi phí mổ lông quặm cũng tùy thuộc vào tình hình bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là khi thấy con có bất cứ biểu hiện bất thường gì ở mắt, các bậc cha mẹ cần đưa đến cơ sở nhãn khoa để khám và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ánh Phạm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin