Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Xoan
Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Bệnh lông quặm là tình trạng lông mi mọc sai và hướng vào bên trong nhãn cầu, những lông mi mọc sai hướng có thể mọc ở cả mi trên và mi dưới, phần lông quặm có thể xuất hiện rải rác từng đoạn nhỏ hoặc trên cả vùng mi mắt. Bệnh lông quặm gây khó chịu, ngứa ngáy, thường lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Lông quặm là một bệnh phổ biến về mí mắt. Tình trạng này xảy ra khi lông mi mọc sai và hướng vào trong. Các lông mi bất thường sẽ cọ xát vào giác mạc và kết mạc gây kích ứng mắt.
Lông quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi.
Chẩn đoán bệnh lông quặm dựa vào lâm sàng như: Cảm giác có vật lạ trong mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, đau đớn và sợ ánh sáng. Điều trị triệt để lông quặm bằng phẫu thuật.
Lông quặm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, lông mi mọc hướng vào trong khiến cho phần giác mạc và kết mạc bị chà sát liên tục dẫn đến tổn thương, gây kích ứng mắt. Lông quặm do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Lông quặm bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ em có khuôn mặt bụ bẫm, mũi thấp tẹt, gốc Châu Á. Khi bị quặm, trẻ khó chịu hay dụi mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô, có thể gây sẹo do viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực.
Một số nguyên nhân gây bệnh lông quặm khác như: Bệnh mắt Herpes zoster, chấn thương mắt như bỏng, viêm bờ mi mạn tính, bệnh mắt hột. Một số rối loạn về da và lớp niêm mạc bao gồm bóng nước có sẹo và hội chứng Stevens-Johnson.
Để phòng ngừa bệnh lông quặm bạn cần thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý. Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt như đau mắt hột. Đeo mắt kính bảo vệ mắt tránh cát, bụi. Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
Khi lông mi thường xuyên cọ sát vào giác mạc và kết mạc sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng như:
Bệnh lông quặm kéo dài không được chữa trị có thể dẫn đến sẹo giác mạc, cũng như gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Trường hợp gặp phải biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm sút thị lực thậm chí mù lòa hoàn toàn.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như: Chảy nước mắt quá mức, đỏ mắt, mắt có ghèn, cộm mắt, nhìn mờ... bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh lông quặm, tránh biến chứng có thể gây mù lòa và giúp bạn mau chóng phục hồi sức khỏe.
Một số nguyên nhân gây bệnh lông quặm, bao gồm:
Bệnh lông quặm thường gây ra tình trạng lông mi bất thường sẽ cọ xát vào giác mạc và kết mạc gây kích ứng mắt. Nếu không được điều trị, lông quặm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Hãy đến các bệnh viện chuyên khoa mắt gần nhất để các bác sĩ khám và điều trị nếu bạn bị bênh lông quặm.
Những điều cần biết về lông quặm để có cách điều trị kịp thời
Xem thêm thông tin: Những điều cần biết về lông quặm để có cách điều trị kịp thời
Lông quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Trẻ em thường bị lông quặm do bẩm sinh, trong khi người lớn tuổi thường mắc do lão hóa. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể mắc lông quặm do các nguyên nhân khác nhau.
Xem thêm thông tin: Nguyên nhân dẫn đến lông quặm ở người già và cách điều trị
Một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa lông quặm:
Xem thêm thông tin: Điều trị và phòng tránh mắt bị lông quặm hiệu quả
Lông quặm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Lông quặm là tình trạng lông mi mọc sai hướng, cụ thể là mọc hướng vào trong nhãn cầu, cọ xát vào giác mạc và kết mạc. Tình trạng này gây kích ứng, khó chịu và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt nếu không được điều trị. Lông quặm có thể xuất hiện ở cả mi trên và mi dưới, có thể là một vài sợi hoặc cả một vùng mi.