Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không? Những điều cần biết

Ngọc Vân

30/03/2025
Kích thước chữ

Nhiều người truyền tai nhau rằng rau muống giúp làm tăng sinh collagen, dễ gây sẹo lồi nên rất phù hợp với những người bị sẹo lõm. Vậy thì người bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không? Cùng Long Châu khám phá câu trả lời cho thắc mắc trên, cũng như biết thêm những thông tin bổ ích khác về sẹo lõm cho những bạn đang gặp phải tình trạng này nhé.

Sẹo lõm thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý, khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Việc tìm kiếm các phương pháp cải thiện bề mặt da và làm mờ sẹo là nhu cầu chính đáng của nhiều người. Gần đây, một số quan niệm dân gian cho rằng việc bổ sung rau muống trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ làm đầy sẹo lõm nhờ khả năng kích thích tăng sinh mô liên kết. Tuy nhiên, liệu thông tin này có cơ sở khoa học hay chỉ là truyền miệng chưa kiểm chứng? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin người bị sẹo lõm có nên ăn rau muống​ hay không, giúp bạn có cái nhìn khách quan và lựa chọn phù hợp trong chăm sóc da.

Nguyên nhân gây sẹo lõm

Sẹo lõm hay sẹo rỗ là một trong những vấn đề da liễu vô cùng phổ biến hiện nay. Những vết sẹo này được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể xem nguyên nhân hàng đầu gây sẹo lõm, đặc biệt là khi nặn mụn không đúng cách. Việc tác động mạnh lên nốt mụn bằng tay trần hoặc dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Khi vi khuẩn xâm nhập sâu vào da, các mô liên kết sẽ bị tổn thương, làm mất đi khả năng tái tạo da và kết quả là hình thành sẹo lõm.

Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh ngoài da gây ngứa rát, khiến người bệnh dễ có thói quen gãi hoặc làm vỡ các nốt mụn nước. Khi đó, vùng da bị tổn thương không thể tự phục hồi hoàn toàn, để lại sẹo lõm có kích thước từ 3-8mm. Đây là dạng sẹo rất khó lành nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp.

Chấn thương do tai nạn

Những vết thương sâu từ tai nạn hoặc bỏng nếu không được chăm sóc đúng cách cũng là nguyên nhân phổ biến gây sẹo lõm. Các mô da bị tổn thương nghiêm trọng có khả năng không tự hồi phục hoàn toàn, để lại các vết sẹo lớn và vô cùng khó trong việc điều trị.

Bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không? Những điều cần biết 1
Sẹo lõm hay sẹo rỗ là một trong những vấn đề da liễu vô cùng phổ biến

Sẹo do phẫu thuật

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo. Tùy thuộc vào mức độ can thiệp và cách chăm sóc hậu phẫu mà vết sẹo có nghiêm trọng hay không. Nếu như bạn không có biện pháp dưỡng da hợp lý, vết thương sau phẫu thuật có thể hình thành các vết sẹo lõm, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng của da.

Tác động từ môi trường và thói quen sinh hoạt

Việc chăm sóc da không đúng cách, thiếu dưỡng chất cần thiết hoặc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng cũng có thể gây ra tình trạng sẹo lõm, làm chậm quá trình tái tạo da và khiến sẹo khó lành hơn.

Người bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không?

Rau muống là loại rau phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, được đánh giá cao nhờ hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người đang có sẹo lõm hoặc vết thương da chưa hồi phục hoàn toàn, việc sử dụng rau muống cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo y học cổ truyền, rau muống có tính hàn và được cho là có khả năng kích thích tăng sinh mô, từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo, đặc biệt ở những người có cơ địa sẹo lồi. Dù chưa có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định rau muống gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành sẹo lõm, nhưng một số chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ rau muống trong giai đoạn da đang tái tạo, đặc biệt nếu có tiền sử phản ứng với thực phẩm hoặc cơ địa nhạy cảm.

Ngoài ra, rau muống nếu không được sơ chế kỹ có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc chất tồn dư, gây viêm nhiễm không mong muốn trên da đang tổn thương. Do đó, nếu bạn đang trong quá trình phục hồi da, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung rau muống vào chế độ ăn.

Bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không? Những điều cần biết 2
Nếu bạn đang trong quá trình phục hồi da, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng

Người bị sẹo lõm nên ăn gì?

Vậy là bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc: “Bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không?”. Thế nên ăn những thực phẩm nào để hỗ trợ phục hồi và làm đầy sẹo? Với các vết sẹo mới hình thành, bạn có thể tham khảo những thực phẩm dưới đây để hỗ trợ vết thương lên da non nhanh chóng:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích sản sinh tế bào mới cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi da. Do đó, bạn có thể bổ sung dưỡng chất này qua các thực phẩm như cà chua, cà rốt, rau diếp cá,...
  • Thực phẩm chứa vitamin B: Vitamin B ngoài giúp cải thiện độ đàn hồi của da còn hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào. Những thực phẩm giàu vitamin B bao gồm súp lơ, các loại nấm, đậu,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Đây là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sản xuất collagen và hỗ trợ quá trình làm đầy sẹo. Bạn có thể tiêu thụ loại quả như ổi, cam, kiwi, dâu tây,… để bổ sung loại vitamin này.
  • Thực phẩm chứa vitamin D: Vitamin D sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da và duy trì sức khỏe tổng thể của làn da. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm phô mai, nấm, các loại hạt, đậu,…
  • Thực phẩm giàu vitamin K: Vitamin K cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hỗ trợ làm mờ sẹo. Các thực phẩm giàu vitamin K có thể kể đến như dầu đậu nành, bí đỏ, nho,...
  • Thực phẩm giàu selen và kẽm: Đây là hai khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường tái tạo mô và phục hồi vết thương. Bạn có thể tìm thấy trong các loại đậu, hạnh nhân,...
Bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không? Những điều cần biết 3
Vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen

Ngoài thực phẩm, việc bổ sung các loại đồ uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi da. Dưới đây là những loại đồ uống bạn nên ưu tiên:

  • Nước: Nước giúp giữ ẩm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ phục hồi da hiệu quả.
  • Sữa hạnh nhân, sữa đậu nành: Đây là những loại sữa thực vật giàu vitamin và khoáng chất, giúp da nhanh chóng phục hồi.
  • Nước rau má: Rau má nổi tiếng với khả năng làm mát cơ thể, giảm viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.
  • Nước cam: Cam chứa nhiều vitamin C, giúp kích thích sản sinh collagen và hỗ trợ làm mờ sẹo.
  • Nước ép cà chua, cà rốt: Cà chua và cà rốt đều chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp da phục hồi nhanh hơn.

Người bị sẹo lõm nên kiêng ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm có thể khiến cho sẹo lõm lâu lành, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Hải sản: Đây là nhóm thực phẩm mà những người đang điều trị sẹo lõm không nên cho vào thực đơn. Các loại cua, tôm, ốc chứa nhiều đạm và chất tanh, dễ gây kích ứng, ngứa ngáy và làm chậm quá trình lành sẹo.
  • Đường và tinh bột tinh chế: Lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh collagen, làm suy yếu cấu trúc da và khiến sẹo dễ hình thành hơn. Do đó, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường, nước ngọt và bánh kẹo.
  • Thịt được chế biến sẵn: Các loại thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói và lạp xưởng chứa nhiều nitrat, có thể làm giảm lưu thông máu, hạn chế cung cấp oxy và dưỡng chất cho vùng da đang phục hồi. Vì vậy, bạn nên ưu tiên nguồn protein tự nhiên như thịt nạc, cá và trứng.
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và đồ uống có ga cản trở quá trình tái tạo da, làm sẹo lâu lành hơn.
Bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không? Những điều cần biết 4
Hải sản là nhóm thực phẩm mà những người đang điều trị sẹo lõm không nên cho vào thực đơn

Những thông tin trên đây có lẽ phần nào đã giải đáp được thắc mắc của bạn về việc bị sẹo lõm có nên ăn rau muống hay không. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương của da. Do đó, bạn nên có sự tư vấn và theo dõi kỹ càng từ các chuyên gia để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin