Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Bệnh hôi chân có lây không nếu dùng chung tất, giày dép?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Nhiều người lo ngại bị lây mùi hôi chân nếu dùng chung tất, giày dép với người bệnh. Sự thật thì bệnh hôi chân có lây không? Cùng xem giải đáp thắc mắc bệnh hôi chân có lây được không nhé!

Hôi chân không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại cực kỳ phiền toái. Mùi hôi chân rất khó gửi và dễ nhận biết nếu bạn ở gần có ai đó đang gặp vấn đề này. Có thông tin cho rằng bệnh hôi chân là do cơ địa của mỗi người nên không lây lan. Nhưng cũng có thông tin nói rằng bệnh hôi chân lây được từ người này sang người khác. Hôi chân lây hay không lây sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bạn có biết vì sao bị bệnh hôi chân?

Hôi chân có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả trẻ nhỏ, tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh hôi chân nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân do nam giới đổ mồ hôi chân nhiều hơn. Bàn chân là nơi tập trung dày đặc khoảng 250.000 tuyến mồ hôi. Nấm, vi khuẩn cũng trú ngụ rất nhiều nếu bạn vệ sinh chân thiếu sạch sẽ hoặc thường xuyên mang giày dép kín.

Khi mồ hôi tiết ra sẽ thấm vào lót giày và tất. Môi trường ẩm ướt khiến nấm, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh, kết hợp với mồ hôi gây ra mùi hôi khó chịu. Hôi chân không chỉ xảy ra ở mùa hè nóng nực, vận động nhiều tăng tiết mồ hôi mà còn gặp cả ở mùa đông. Tình trạng hôi chân sẽ thêm trầm trọng ở những người đi giày suốt cả ngày nhưng ít vệ sinh chân, giày và lười thay tất sạch.

bệnh hôi chân có lây không 1 Bệnh hôi chân là do mồ hôi kết hợp với vi khuẩn, nấm gây mùi khó chịu

Bệnh hôi chân có lây không?

Nấm, vi khuẩn vẫn trú ngụ trong giày dép, tất nếu không được giặt sạch sẽ. Dùng chung giày, tất của người bị hôi chân có thể khiến nấm, vi khuẩn bám vào chân của bạn. Dễ lây nhất là nấm da chân. Điều này dẫn tới nguy cơ lây bệnh hôi chân. Tuy nhiên, tình trạng lây bệnh hôi chân hiếm khi xảy ra. Không phải cứ xỏ chung giày, tất với người bệnh là sẽ bị lây hôi chân.

Trường hợp cần thiết, bạn vẫn có thể mượn giày hoặc tất của người bị bệnh hôi chân. Sau khi sử dụng thì bạn rửa chân sạch sẽ giúp loại bỏ nấm, vi khuẩn. Nhưng cũng không nên quá chủ quan mà thường xuyên dùng chung giày và tất của nhau. Cường độ tiếp xúc giữa chân của bạn với giày chứa vi khuẩn quá nhiều sẽ khó tránh khỏi bị lây bệnh. Nấm ăn vào chân cũng rất khó điều trị.

bệnh hôi chân có lây không 2 Bệnh hôi chân có lây không được giải đáp là có thể nếu thường xuyên dùng chung giày, tất với người bệnh

Làm thế nào để chữa bệnh hôi chân?

Vấn đề hôi chân có thể khắc phục triệt để nếu bạn áp dụng đúng phương pháp. Dưới đây là các cách chữa bệnh hôi chân phổ biến và hiệu quả nhất.

Vệ sinh sạch sẽ chân và giày, tất

Mùi hôi chân chủ yếu do mồ hôi và vi khuẩn gây ra. Muốn loại bỏ mùi hôi chân thì bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bàn chân. Bạn rửa chân hằng ngày bằng xà phòng dịu nhẹ, lau khô trước khi xỏ giày, đặc biệt là ở kẽ các ngón chân để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn sinh sôi. Ngâm chân bằng nước ấm pha muối loãng sẽ tăng hiệu quả làm sạch và loại bỏ vi khuẩn.

Nếu có thói quen mang giày dép kín, bạn nên chuẩn bị ít nhất 2 đôi để thay đổi khi cần giặt và thay giày. Giặt sạch giày, phơi ở ngoài nắng giúp giày thông thoáng, tiêu diệt nấm và vi khuẩn. Tất cũng nên thay hằng ngày, thậm chí có thể thay 2 đôi trong 1 ngày nếu lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều. Chỉ xỏ giày, tất khi chúng đã hoàn toàn khô ráo và chân cũng đã được lau khô.

Chọn giày dép và tất thoải mái nhất

Để tối ưu thông thoáng cho đôi chân, bạn xem xét mang dép có quai hoặc các loại giày thấm hút mồ hôi, thoáng khí. Sử dụng miếng lót giày và tất nên chọn loại thấm hút mồ hôi và có tác dụng khử mùi. Hiện nay, thị trường có rất nhiều sản phẩm lót giày và tất chống hôi chân. Chúng được làm từ than hoạt tính hoặc chứa thảo dược giúp khử mùi, kháng khuẩn và giảm mùi hôi chân.

bệnh hôi chân có lây không 3 Sử dụng tất than hoạt tính giúp khử mùi hôi chân và ức chế vi khuẩn

Mẹo ngâm rửa chân loại bỏ mùi hôi

Ngâm chân với nước ấm kết hợp với thảo dược là cách trị hôi chân khi mang giày rất hiệu quả. Nước ấm giúp khí huyết lưu thông, kiểm soát quá trình bài tiết mồ hôi ở chân. Các thảo dược có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, tẩy tế bào chết, giảm ngứa ngáy và loại bỏ mùi hôi ở chân. Không cần lo lắng bệnh hôi chân có lây không nếu bạn ngâm rửa chân sau khi dùng chung giày, tất với người bệnh.

Thói quen ngâm chân 2 - 3 lần mỗi tuần cũng giảm thiểu rõ rệt tình trạng ra mồ hôi chân. Duy trì hàng tuần có thể khắc phục gần như hoàn toàn mùi hôi chân. Cách thực hiện ngâm rửa chân khá đơn giản. Bạn dùng một trong các loại nguyên liệu như: Lá trà xanh, lá trầu không, ngải cứu, lá lốt, gừng. Đun sôi kỹ rồi đổ ra chậu, pha với nước nguội cho ấm để ngâm rửa chân.

Sử dụng thuốc trị hôi chân

Đơn giản, tiện lợi mà hiệu quả nhanh nhất là bạn sử dụng thuốc đặc trị hôi chân. Có “vị cứu tinh” là thuốc hôi chân, bạn không còn lo dùng chung giày với người bệnh hôi chân có lây không. Trước khi mang giày, bạn xịt thuốc vào chân và trong giày. Sau khi tháo giày, bạn rửa chân, lau khô rồi xịt thuốc vào chân. Lọ thuốc nhỏ gọn nên bạn có thể mang theo trong túi quần, cốp xe, túi xách.

Đâu là thuốc trị hôi chân hiệu quả nhất? Bạn tham khảo dùng một số sản phẩm chất lượng như: Xịt khử mùi hôi chân Zuchi Family, Etiaxil, xịt Fresh Fingers, Rexona, Lăn khử mùi hôi chân Scion… Trường hợp hôi chân do nấm, bạn cần kết hợp phương pháp điều trị nấm mới có thể loại bỏ được mùi hôi.

Trên đây là giải đáp bệnh hôi chân có lây không. Bạn đã biết câu trả lời, vì vậy hãy chú ý hơn nếu muốn dùng chung giày hoặc tất của người bị bệnh hôi chân. Nếu hôi chân đang là vấn đề mà bạn gặp phải, chớ quên áp dụng các cách trị mùi hôi chân đã được chúng tôi chia sẻ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.