Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh quáng gà có di truyền không?

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ

Quáng gà là bệnh lý gặp tỉ lệ không nhỏ ở Việt Nam. "Bệnh quáng gà có di truyền không?" là thắc mắc của rất nhiều người khi nói về bệnh quáng gà nói chung và người mắc phải bệnh nói riêng. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này bạn nhé!

Các biểu hiện của bệnh quáng gà là gì? Có cách nào điều trị hay không? Bệnh quáng gà có di truyền không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Quáng gà là gì?

Bệnh quáng gà là tên gọi dân gian của một loại bệnh lý về thoái hóa sắc tố võng mạc khiến người bị quáng gà không thể nhìn rõ cảnh vật hoặc thường bị vấp té trong điều kiện ánh sáng yếu. Từ ngữ quáng gà xuất phát từ việc bệnh nhân không nhìn thấy rõ cảnh vật khi trời tối hoặc chiều tà. 

Bạn cũng có thể nhìn thấy điều này ở gà, chúng thường về chuồng sớm trước khi trời tối tránh lạc mất phương hướng không tìm được lối về. Đó cũng chính là nguồn gốc của từ quáng gà. Người bị bệnh quáng gà thì khả năng thích nghi với bóng tối kém hơn so với người bình thường, nên nó còn được gọi là bệnh “mù đêm”.

Bệnh quáng gà có di truyền không?

Bệnh quáng gà có di truyền không 2 Bệnh quáng gà có di truyền không là thắc mắc của nhiều người

Cụ thể hơn theo y văn: Quáng gà là hiện tượng thoái hóa sắc tố võng mạc – đây là một trong nhóm các bệnh có tính di truyền về mắt được biểu hiện qua triệu chứng nhìn kém, nhìn không rõ cảnh vật trong điều kiện ánh sáng yếu hơn so với người bình thường. 

Bệnh quáng gà xảy ra là do đột biến gen di truyền từ người thân (bố hoặc mẹ hoặc cả hai). Trong đó, do di truyền lặn chiếm 60-70% và do di truyền trội chiếm khoảng 25%, 5-15% còn lại là do di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X. Tùy vào mức độ đột biến, cách thức di truyền và mức độ mắc bệnh cũng khác có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện của quáng gà

Biểu hiện ban đầu thường thấy nhất của người mắc bệnh quáng gà là khả năng nhìn kém trong môi trường thiếu ánh sáng. Ví dụ: Đèn trong nhà chưa bật hết, ngồi trong rạp chiếu phim, cảnh vật bên ngoài lúc chiều tối. Môi trường thiếu ánh sáng khiến người mắc bệnh bị va vấp vào các đồ vật xung quanh khi di chuyển. Ngoài ra thị lực của người mắc bệnh thường kém hơn so với người bình thường cả trong điều kiện ánh sáng bình thường.

Nếu không đi khám để phát hiện sớm thì dẫn đến giai đoạn sau sẽ nặng hơn, sẽ có thể xuất hiện đục thể thủy tinh. Lúc này khi khám bệnh sẽ thấy được các biểu hiện bất thường ở võng mạc như: 

  • Thu nhỏ kích thước động mạch võng mạc: Dây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh với nhiệm vụ truyền tín hiệu từ võng mạc giúp nhận biết ánh sáng. Ngoài ra mạch máu võng mạc bao gồm động mạch và tĩnh mạch với chức năng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi mắt. Chính vì thế việc thu nhỏ kích thước động mạch võng mạc khiến việc cung cấp dinh dưỡng nuôi mắt gặp trở ngại.
  • Sự bạc màu của đĩa thị giác: Đĩa thị giác (gai thị) là nơi mà các dây thần kinh đi vào nhãn cầu. Đĩa thị thường có hình tròn hoặc hình oval đứng. Sự bạc màu của đĩa thị giác chính là giai đoạn teo gai khi gai thị trở nên bạc màu, mất độ bóng dẫn đến mất thị lực trầm trọng.
  • Phù hoàng điểm dạng nang: Hoàng điểm (hay còn gọi là điểm vàng) là một phần của võng mạc mắt, là nơi mà ánh sáng từ bên ngoài đi xuyên qua mắt và tập trung lại ở điểm vàng để giúp con người có thể nhìn rõ hình ảnh màu sắc và nhìn thẳng vào đồ vật. Vậy nên phù hoàng điểm là tình trạng tích tụ dịch ở điểm vàng khiến chúng sưng to và dày lên và khiến tầm nhìn của con người bị biến dạng.
  • Thị trường của người bệnh sẽ là sự thu hẹp dần vùng nhìn thấy được, nếu vùng nhìn thấy bị thu hẹp hơn nữa thì sẽ hình thành thị trường hình ống. Lúc này tầm nhìn sẽ giống như người bình thường đang nhìn qua một cái ống. Vùng nhìn thấy này còn xuất hiện nhiều vùng nhỏ không nhìn thấy được (gọi là ám điểm) và sẽ ngày càng lan rộng nên bệnh trở nặng và dẫn đến mù lòa.
Bệnh quáng gà có di truyền không 1 Người mắc bệnh quáng gà hạn chế mọi hoạt động từ thời điểm xế chiều

Trên đây là một số biểu hiện của bệnh quáng gà mà bạn đọc nên biết. Tuy nhiên, để nhận biết rõ hơn về tình trạng bệnh lý bạn cần đến bệnh viện để khám và làm xét nghiệm kỹ hơn do một số biểu hiện không nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. 

Nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà 

Quáng gà không phải là bệnh mà là một nhóm bệnh liên quan đến gen di truyền của các bệnh lý về võng mạc, bị nhiễm độc thuốc, hoặc do thiếu vitamin A. Nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà có thể kể đến là:

  • Thiếu vitamin A: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nhất là đối với trẻ em dưới 3 tuổi và người già không được cung cấp đủ vitamin A trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Tình trạng bị nhiễm trùng: Ví dụ nhiễm trùng do lên sởi, bị viêm đường hô hấp, bị tiêu chảy hoặc bị nhiễm giun đũa dẫn đến việc thiếu vitamin A. 
  • Có các bệnh lý về mắt như: Cận thị, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính lực và thị lực do yếu tố di truyền) cũng là các nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà.
  • Một số bệnh lý khác như: Bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch...
  • Việc sử dụng thuốc tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà.

Chẩn đoán và điều trị bệnh quáng gà

Việc đầu tiên trong điều trị là người bệnh phải được chẩn đoán đang ở giai đoạn nào, các bệnh lý liên quan. Việc chẩn đoán đúng sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh quáng gà

Chẩn đoán bệnh quáng gà như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Đây là biện pháp mà bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin về các triệu chứng, các bệnh nền của bệnh nhân, sau đó sẽ tiến hành khám trực tiếp và xác định các triệu chứng có phải của bệnh quáng gà không. Từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả.
  • Khám thị trường: Là việc kiểm tra đo lường khoảng cách mắt đến bất kỳ hướng nào mà không cử động mắt, kiểm tra tầm nhìn để từ đó chẩn đoán ra các bệnh liên quan như bệnh tăng nhãn áp dẫn đến quáng gà.
  • Khám nghiệm điện võng mạc: Phương pháp đánh giá tình trạng thoái hóa võng mạc mắt, xác định các loại tế bào võng mạc đang bị tổn thương và mức độ trầm trọng. Đây là xét nghiệm quan trọng để xác định mức độ nhìn kém trong bóng tối của bệnh nhân.
  • Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu, kiểm tra bảng chuyển hóa cơ bản cũng rất hữu ích trong việc tìm ra nguyên nhân gây ra quáng gà. Chẳng hạn như phát hiện ra thiếu vitamin A.

Sau khi chẩn đoán xong thì sẽ tiến hàng điều trị bệnh. Tùy theo mức độ nặng nhẹ và tính di truyền mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Nên nhớ rằng quáng gà là hậu quả từ các bệnh nên liên quan nên chỉ có thể điều trị hoặc ngăn không cho tình trạng trở nên nghiêm trọng. 

Bệnh quáng gà có di truyền không 3 Vấn đề dinh dưỡng có giá trị quan trọng trong bệnh lý về mắt

Hướng điều trị bệnh quáng gà 

Điều trị bệnh quáng gà theo nguyên nhân:

  • Quáng gà do cận thị: Tùy theo mức độ cận thị mà quáng gà có thể nặng hoặc nhẹ, chính vì thế cần duy trì đeo kính cận (kính đeo hoặc kính áp tròng) trong lúc hoạt động ban ngày lẫn ban đêm, tránh điều tiết mắt quá độ. 
  • Quáng gà do đục thủy tinh thể: Để có thể chữa trị quáng gà, bệnh nhân mắc bệnh đục thủy tinh thể có thể đi phẫu thuật để cải thiện thị lực. Tuy nhiên phẫu thuật chỉnh làm giúp cải thiện thị lực không thể hồi phục thị lực tốt hoàn toàn.
  • Đối với quáng gà do thiếu Vitamin A: Người bệnh nên bổ sung đủ vitamin A theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường liệu vitamin A cung cấp cho cơ thể là 15.000 đơn vị/ngày. Tránh lạm dụng dùng quá nhiều dẫn đến tác dụng phụ không đáng có. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn uống hợp lý như ăn các loại rau như rau muống, rau diếp, rau dền, hành, hẹ, các hoa quả như đu đủ, xoài…
  • Đối với tình trạng di truyền gây quáng gà: Người bệnh chỉ có thể điều trị để phòng tránh diễn tiến của bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với tình trạng di truyền thì việc tư vấn tiền hôn nhân cũng rất quan trọng trọng việc sàng lọc đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay y học hiện đại cũng đã có những đột phá trong việc cấy tế bào gốc lành vào võng mạc, cấy vi mạch để tìm ra cách cải thiện chức năng võng mạc cho bệnh nhân mắc bệnh quáng gà.

Như vậy qua bài viết trên đây, Nhà Thuốc Long Châu hi vọng bạn đã có cho mình đáp án câu hỏi “bệnh quáng gà có di truyền không" và có những biện pháp phòng tránh hợp lí cho bản thân và thế hệ sau. Kính chúc quý đọc giả nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin