Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Quáng gà

Quáng gà (chứng mù đêm): Bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Quáng gà (Nyctalopia) là tình trạng một người nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu. Nó xảy ra do một khiếm khuyết trong võng mạc có thể do cận thị, hoặc có thể là kết quả của bệnh tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Thiếu vitamin A cũng có thể góp phần gây ra chứng giảm thị lực. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường nhật cũng như công việc của bệnh nhân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung quáng gà

Bệnh quáng gà là một dạng suy giảm thị lực cụ thể. Quáng gà không phải là một tình trạng hay bệnh tật, mà là một triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn. Triệu chứng này không chỉ xuất hiện vào ban đêm, cũng không có nghĩa là bạn bị mù hoàn toàn. Thuật ngữ y tế chính xác hơn là 'nyctalopia', có nghĩa là không có khả năng nhìn rõ trong điều kiện tối hoặc thiếu sáng.

Bạn có thể nhận thấy rằng bạn gặp khó khăn hơn khi nhận dạng khuôn mặt của mọi người trong môi trường tối, lo lắng về việc vấp và ngã khi đi bộ trong nhà hoặc bên ngoài trong điều kiện tối chẳng hạn như khi lái xe vào ban đêm.

Triệu chứng quáng gà

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quáng gà

Các dấu hiệu và triệu chứng của quáng gà bao gồm:

Bệnh nhân có thể nhận ra sự bất thường của thị lực một cách dễ dàng với triệu chứng nhìn kém trong điều kiện thiếu ánh sáng, trong tối, chẳng hạn như nhà tối chưa bật đèn, đi ngoài trời vào ban đêm,... Do thị lực suy giảm nên bệnh nhân rất dễ bị vấp ngã, va vào các đồ vật trong điều kiện thiếu sáng.

Bên cạnh đó, một triệu chứng cũng rất phổ biến ở người bị quáng gà là không kịp thời điều chỉnh thị lực khi chuyển từ nơi sáng sang nơi tối. Đôi khi, bệnh nhân có thể sút giảm thị lực ngay cả trong điều kiện đầy đủ ánh sáng.

Khi thăm khám bên ngoài mắt bác sĩ thường không phát hiện được sự bất thường về thị lực của người bệnh, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn muộn của bệnh quáng gà. Khi soi đáy mắt có thể phát hiện được động mạch võng mạc bị thu nhỏ lại, biểu mô sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, đĩa thị giác bị bạc màu, hoặc có thể thấy phù điểm vàng dạng nang.

Thị trường (vùng nhìn thấy của mắt) có thể bị thu hẹp dần, nghiêm trọng hơn có thể tiến triển thành thị trường hình ống, là tình trạng thị trường bị thu hẹp trầm trọng, người bệnh nhìn thấy quang cảnh xung quanh, sự vật như nhìn qua một cái ống. Cũng có thể sẽ có một triệu chứng gọi là ám điểm, nghĩa là trong thị trường của người bị quáng gà có những vùng nhỏ không thể nhìn thấy được, bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn nếu ám điểm càng ngày càng lan rộng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn khó nhìn hoặc hoàn toàn không nhìn thấy khi đang lái xe vào ban đêm, hoặc nếu bạn đang ngồi trong một nơi không đủ ánh sáng và bạn cảm thấy khó khăn để nhìn thấy, có thể bạn đã bị quáng gà. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay lập tức vì quáng gà có thể liên quan đến triệu chứng của một vài bệnh lý nghiêm trọng.

Nguyên nhân quáng gà

Có hai loại tế bào nhạy cảm với ánh sáng được gọi là tế bào hình que và tế bào hình nón trong võng mạc. Các tế bào hình que giúp chúng ta nhìn trong ánh sáng mờ trong khi các tế bào hình nón cho phép chúng ta nhìn trong các môi trường có ánh sáng rực rỡ. Bệnh quáng gà xảy ra khi các tế bào hình que mất khả năng tập trung vào ban đêm và dưới ánh sáng yếu do những nguyên nhân sau:

Các tình trạng sức khỏe đã có từ trước như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và tiểu đường.

Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin A – một vitamin rất quan trọng cho mắt.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp và một rối loạn di truyền được gọi là viêm võng mạc sắc tố.

Để xác định nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tiến hành kiểm tra mắt kỹ lưỡng và có thể yêu cầu thực hiện bất kỳ xét nghiệm hình ảnh hay bài kiểm tra thị lực chuyên biệt nào.

Chia sẻ:

Hỏi đáp (0 bình luận)