Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh uốn ván có lây không? Cách phòng tránh

Ngày 23/02/2019
Kích thước chữ

Bệnh uốn ván có lây không? Theo chuyên gia y tế: Một vết thương hở trên da tiếp xúc với trực khuẩn uốn ván của người bệnh sang người khác có thể dẫn đến suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, thậm chí ngừng tim. Vậy biện pháp tốt nhất phòng tránh cho căn bệnh này là gì?

Bệnh uốn ván có lây không?  Theo chuyên gia y tế: Một vết thương hở trên da tiếp xúc với trực khuẩn uốn ván của người bệnh sang người khác có thể dẫn đến suy hô hấp, rối loạn thần kinh, thậm chí ngừng tim. Vậy biện pháp tốt nhất phòng tránh cho căn bệnh này là gì?

1. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

Clostridium tetani chính là vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván, bào tử của loại vi khuẩn này có trong bụi, đất và phân của gia súc gia cầm.

Một người có thể mắc uốn ván khi những bào tử này xâm nhập vào trong máu thông qua một vết thương hở, bị rách da thường là vết thương sâu. Các bào tử này sau đó lan truyền đến hệ thần kinh trung ương rồi tiết ra một loại độc tố gọi là tetanospasmin. Chất độc này làm ngăn chặn tín hiệu thần kinh từ tủy sống đi đến các cơ của người bệnh, dẫn đến tình trạng co thắt cơ nghiêm trọng. Vậy uốn ván có lây không? Trước tiên chúng ta tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Các nguyên nhân gây uốn ván biểu hiện thường có liên quan đến:

  • Vết thương hở bị chảy máu
  • Chấn thương có hoại tử
  • Các vết bỏng, thường là bỏng nặng
  • Đục lỗ tai, xăm mình hay tiêm chích ma túy, chấn thương do làm móng tay hoặc chân cũng có thể là nguyên nhân gây uốn ván.
  • Vết thương hở của bất kỳ bị nhiễm bẩn thường là do phân hoặc nước bọt của động vật
Bệnh uốn ván có lây không? Cách phòng tránh 1Xăm hình những địa chỉ không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh uốn ván

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn,  mà nhiều người hỏi uốn ván có lây không thì có một số người bị uốn ván xuất phát từ việc lây nhiễm qua:

  • Vết cắn động vật
  • Nhiễm trùng răng miệng
  • Côn trùng cắn
  • Các vết loét da mãn tính và nhiễm trùng

Uốn ván uốn ván có lây không? Bệnh không truyền nhiễm theo dạng từ người sang người và thường gặp ở các nước có khí hậu nóng ẩm với sự đa dạng và phong phú của đất đai và động vật – Việt Nam là một trong những nước có điều kiện thích hợp nhất cho phát triển bệnh uốn ván.

2. Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh uốn ván

Những người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván có lây không cao như:

  • Người làm vườn
  • Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm
  • Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại gia súc
  • Công nhân ở xây dựng các công trình thiếu điều kiện vệ sinh
  • Bộ đội và thanh niên xung phong.

Bệnh uốn ván có lây không? Cách phòng tránh 2

Trẻ sơ sinh cũng dễ mắc căn bệnh uốn ván do quá trình cắt dây rốn chưa đủ tiệt trùng và mẹ bầu chưa tiêm phòng uốn ván

Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh:

Vi khuẩn C.tetani là một loại trực khuẩn gram dương, di động, kỵ khí và có hình bầu dục, không có màu. Nha bào của trực khuẩn này có mặt ở khắp nơi trên thế giới: trong đất, bùn, môi trường kỵ khí, phân súc vật, phân người.

Nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn, không bị tiêu diệt khi bị đun sôi 20 phút. Nhưng khi ở dạng các tế bào thực vật, chúng dễ dàng bị khử hoạt tính và nhạy cảm với nhiều kháng sinh như: Metronidazol, penicillin…

3. Bệnh uốn ván có lây không?

Vì đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao, nên nhiều người rất lo lắng, liệu rằng bệnh uốn ván có lây không? Tuy nhiên, chúng ta nên nắm trước chu trình bệnh của uốn ván trước, như sau:

Thời gian ủ bệnh: Thông thường từ 3 đến 21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày. Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.

Thời kỳ lây truyền: Bệnh uốn ván, kể cả uốn ván sơ sinh, xảy ra tản phát đối với những người chưa được miễn dịch đầy đủ do ngẫu nhiên bị nhiễm nha bào uốn ván. Bởi vậy, liệu rằng uốn ván có lây không ? Đây là bệnh nhiễm khuẩn không lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người khác mà lây qua vết thương bị hở.

Phương thức lây truyền

Như vậy,  để trả lời cho thắc mắc uốn ván có lây không ? Thì căn bệnh này có lây. Ban đầu, nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn sau đó lây qua người khác cũng qua những vết thương hở, rách.

Đôi khi, xuất hiện trường hợp uốn ván sau phẫu thuật hay nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp là cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho nha bào uốn ván phát triển. Bệnh uốn ván có lây không, chúng có thể lây từ những vết thương này từ người này qua người khác dễ dàng.

Trẻ sơ sinh bị bệnh thường do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong quá trình sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn. Một số trường hợp là do sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván. Bệnh UVSS thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng uốn ván có lây từ người bệnh qua người lành.

Bệnh uốn ván có lây không? Cách phòng tránh 3

Cách phòng tránh tốt nhất là mẹ hãy tiêm vắc-xin uốn ván để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho mình và con

4. Biện pháp dự phòng bệnh uốn ván

Từ mục uốn ván có lây không ta biết được bệnh rất dễ lây truyền cho người khác, bởi vậy tốt nhất mỗi người hãy tự trang bị biện pháp dự phòng dự phòng cho mình như sau:

  • Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, các bà mẹ cần được cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh uốn ván và uốn ván sơ sinh, về sự nguy hiểm của các vết thương do đâm chọc hay những vết thương kín. Từ đó, sự cần thiết phải tiêm chủng chủ động hoặc tiêm chủng thụ động sau khi bị thương cần được chú trọng hơn và cả sự cần thiết phải thực hiện đẻ sạch, vô khuẩn sản khoa nữa.
  • Tiêm tetanus toxoid để chủ động phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con vì  miễn dịch của người mẹ do vắc xin có giá trị phòng được uốn ván sơ sinh cho con.
  • Gây miễn dịch rộng rãi cho mọi người bằng tetanus toxoid: , nhất là cho các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván, kể cả những người sau khi khỏi bệnh uốn ván. Trẻ em dưới 7 tuổi thường được tiêm vắc xin phối hợp bạch hầu - ho gà - uốn ván . Trẻ trên 7 tuổi có chống chỉ định tiêm vắc xin ho gà nên chỉ tiêm vắc xin phối hợp bạch hầu -uốn ván và tiêm  tetanus toxoid cho người lớn kể cả phụ nữ có thai)

Từ thắc mắc: uốn ván có lây không? Chúng ta cần nắm được khái niệm, biểu hiện và nhất là phương thức lây truyền bệnh. Từ đó, để trang bị cho bản thân phương thức dự phòng tránh bệnh tốt nhất, tránh gặp phải những điều đáng tiếc.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:uốn ván