Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 06/12/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến nhất là thời điểm trời trở lạnh hay thay đổi thời tiết đột ngột. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó làm trẻ nhỏ khó

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến nhất là thời điểm trời trở lạnh hay thay đổi thời tiết đột ngột. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó làm trẻ nhỏ khó chịu, hay quấy khóc và có thể có nhiều diễn biến khác nhau.

Những triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản, đặc biệt viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý khi trẻ nhác hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực… Bởi viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu ho nhiều và khó thở. Các mẹ nên chú ý nếu xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị
Ho khò khè, ho dai dẳng kéo dài là dấu hiệu điển hình của viêm phế quản ở trẻ

Khi cơn ho của trẻ kéo dài 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cổ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ.

Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, trẻ bị ho khan, hát hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).

– Giai đoạn phát bệnh: trẻ bị sốt nặng hơn và có hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao hay có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

– Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38 độ C. Chân tay yếu, mềm, , bỏ ăn, luôn cảm thấy mệt mỏi, môi và da khô và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao) và có thể kèm theo đờm. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em

Cho trẻ vui chơi và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, không có khói bụi và các chất độ hại.

Bổ sung dưỡng chất, cho trẻ nhỏ bú sữa đầy đủ, đối với trẻ từ 2 – 4 tuổi thì cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D và uống nhiều nước để tăng sức đề kháng, đẩy lùi các vi khuẩn xâm nhập.

Cho trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Đồng thời, dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng mỗi ngày hai lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị
Mẹ cho trẻ súc miệng mỗi ngày hai lần mỗi ngày để phòng bệnh viêm phế quản

Khi thấy bé có biểu hiện ho nhẹ, nóng sốt và mệt mỏi, cần sử dụng nhiệt kế Domotherm để đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Nhiệt kế này sẽ đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, có thể lưu giữ kết quả mỗi lần đo. Dựa vào đó, bạn hãy xem xét nhiệt độ của trẻ tăng hay giảm để biết được bé có dấu hiệu bị viêm phế quản hay không.

Ngoài ra khi con có dấu hiệu ho khò khè, ho dai dẳng mẹ hãy cho bé uống Siro ho Bối Mẫu giúp bổ phổi ích phế, giảm ho, giảm các triệu chứng ho do thay đổi thời tiết, ho gió, ho khan ở trẻ nhỏ.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm