Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương thủy tinh không những làm tăng nguy cơ tự gãy xương mà còn khiến cho các khớp xương lỏng lẻo và ảnh hưởng đến hình dạng của cột sống, xương ngắn hơn,… Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh và giải đáp thắc mắc: "Xương thủy tinh có chữa được không?".
Xương thủy tinh là căn bệnh di truyền với biểu hiện xương giòn, xốp dễ gãy. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh ngay từ khi sinh ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh và giải đáp thắc mắc xương thủy tinh có chữa được không.
Bệnh xương thủy tinh hay còn gọi là bệnh xương bất toàn, bệnh giòn xương là một bệnh lý di truyền gen trội liên quan đến cấu trúc xương. Bệnh xương thủy tinh là tình trạng giòn xương, xương dễ gãy, quá trình hủy xương và tạo xương mất cân bằng. Kèm theo đó người bệnh còn bị yếu cơ, lỏng khớp tạo nên các dị tật trên cơ thể. Ngoài ra, thành phần collagen tuýp 1 (thành phần chủ yếu tạo nên gân và dây chằng) bị tổn thương gây ra bệnh lâm sàng ở mắt, da, dây chằng, răng như giảm thính lực, biến dạng xương,…
Hầu hết người bị bệnh xương thủy tinh là do di truyền gen trội hoặc gen lặn từ bố mẹ. Biểu hiện bệnh thường đã có ngay từ khi sinh ra. Những đột biến trên gen dẫn đến tình trạng sản xuất collagen trong cơ thể bị thiếu hụt, chất lượng kém. Điều này gây ra các rối loạn và làm sụt giảm chất lượng xương. Collagen được tạo ra không đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng khiến cho khung xương trở nên giòn, xốp, dễ gãy. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp trẻ em bị bệnh giòn xương đều do di truyền từ bố mẹ. Các đột biến trên gen ở thế hệ sau cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh xương bất toàn này.
Bệnh xương thủy tinh có nhiều cấp độ với những biểu hiện khác nhau. Nhưng nhìn chung, người có dấu hiệu bệnh đều có một điểm chung đó là giòn xương, xương dễ gãy dù chỉ xảy ra va chạm nhẹ. Ngoài ra, bệnh còn một số triệu chứng chung như:
Dựa vào tần suất và mức độ nghiêm trọng của xương gãy, bệnh xương thủy tinh được chia thành 4 loại:
Đây là trường hợp nhẹ và phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Dấu hiệu đặc trưng của loại như sau:
Đây là loại nghiêm trọng và nguy hiểm nhất. Đối với những người thuộc trường hợp này nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hướng đến tính mạng. Thậm chí trẻ sơ sinh có thể chết trong năm đầu tiên sau sinh nếu mắc loại này. Nguyên nhân là do Collagen không thể sản xuất đủ đáp ứng quá trình liên kết xương. Biểu hiện của loại xương thủy tinh này là:
Xương thủy tinh loại 3 có mức độ nhẹ, ít nghiêm trọng hơn so với loại số 2. Collagen trong cơ thể vẫn sản xuất đủ nhưng chất lượng kém khiến xương yếu đi. Dấu hiệu bệnh của loại này tương đối nặng:
Xương thủy tinh loại 4 có nhiều điểm tương tự như loại 1. Đây là trường hợp collagen không được cung cấp đủ gây nên các triệu chứng bệnh lúc nặng lúc nhẹ như:
Có nhiều người thắc mắc: "Bệnh xương thủy tinh có chữa được không?". Câu trả lời là xương thủy tinh không thể chữa trị hoàn toàn. Nguyên nhân của bệnh xương bất toàn này là do đột biến gen. Sửa chữa gen lỗi là một công trình nghiên cứu khoa học khó khăn và lâu dài. Vì vậy, hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp đặc trị đối với chứng bệnh này. Thông thường các triệu chứng bệnh xương thủy tinh chỉ có thể được cải thiện thông qua trị liệu và chăm sóc. Một số phương pháp điều trị bệnh xương bất toàn bao gồm:
Thuốc không thể điều trị dứt điểm bệnh xương thủy tinh nhưng có tác dụng ngăn ngừa mất xương, tăng khối lượng xương. Điều này giúp giảm nguy cơ gãy xương và giảm tiến triển bệnh. Mỗi người bệnh sẽ có tình trạng và mức độ bệnh khác nhau. Vì vậy, người bị xương thủy tinh cần nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ để xác định loại thuốc phù hợp.
Những phương pháp vật lý trị liệu bao gồm châm cứu phục hồi chức năng, dùng xe lăn hoặc nạng để hỗ trợ đi lại. Trị liệu vật lý nhằm tăng cường sức mạnh xương khớp, giúp bệnh nhân có thể đi lại được.
Đây là phương pháp can thiệp từ bên ngoài, hỗ trợ thêm cho khung xương trong việc chống đỡ cơ thể. Bác sĩ sẽ chèn các thanh kim loại vào ống tủy để nâng cao sức chịu đựng của xương, cải thiện cong vẹo cột sống. Hoặc đặt các thanh vào xương dài để làm xương vững chắc, ngăn ngừa và sửa chữa việc tạo xương bất thường. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp là có thể để lại một số di chứng lên não bộ, thần kinh hoặc tủy sống.
Điều trị xương thủy tinh chỉ có tác dụng một phần trong việc hạn chế diễn biến bệnh. Những thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh giòn xương. Người bị xương thủy tinh có thể kiểm soát bệnh tốt hơn nếu áp dụng những biện pháp sau:
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan tới vấn đề: "Xương thủy tinh có chữa được không?". Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về bệnh xương thủy tinh và biết xương thủy tinh có chữa được không.
Thu Hòa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.