Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì để mau hồi sức?

Ngày 28/02/2021
Kích thước chữ

Bên cạnh phương pháp điều trị, chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phục hồi sau nhồi máu cơ tim. Vậy thì người mắc căn bệnh này cần ăn uống như thế nào để ngăn ngừa bệnh tái phát? Mời bạn theo dõi những thông tin quan trọng dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!

Nhồi máu cơ tim là biến chứng vô cùng nguy hiểm chiếm tỷ lệ tử vong rất cao. Đáng nói hơn, ngay cả khi đã ngăn chặn được các triệu chứng thì vẫn có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để đẩy lùi căn bệnh này và giúp cơ thể mau hồi sức chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học. Ngoài ra, kết hợp cùng tập luyện thể dục, thể thao giúp nâng cao sức khỏe bản thân. Dưới đây là những loại thực phẩm nên dùng và không nên dùng cho người bị nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì giúp mau hồi sức?

Không giống như những căn bệnh khác, để bệnh nhân nhồi máu cơ tim mau hồi sức chế độ ăn uống cần chia thành 3 giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Ở tuần thứ nhất sau khi bị nhồi máu cơ tim

Ở giai đoạn này các món ăn cần được nghiền nhuyễn và chia nhỏ theo từng bữa ăn. Ngoài ra, nên ăn nhạt để giúp giảm thiểu gánh nặng lên tim cũng như hệ tiêu hóa. 

Giai đoạn 2: Tuần thứ 2, 3 sau khi bị nhồi máu cơ tim

Giai đoạn này cơ thể đã làm quen với thức ăn. Vì thế không cần phải xay quá nhuyễn thức ăn. Về món ăn vẫn tương tự như giai đoạn 1. Bên cạnh đó, có thể ăn kèm thêm một chút muối tương đương 3gram/1 ngày. Đối với thức uống không nên tiêu thụ quá 1 lít nước 1 ngày (bao gồm cả nước canh, súp,...) vì sẽ gây áp lực lên thận và các cơ quan tiêu hóa khác.

Giai đoạn 3: Tuần thứ 4 sau khi bị nhồi máu cơ tim

Ở giai đoạn này vết thương đang trong giai đoạn liền sẹo nên chế độ ăn uống có phần thoải mái hơn. Người bệnh được khuyến nghị nên tiêu thụ 1,1 lít nước/ngày (bao gồm cả nước canh rau hoặc súp). Ngoài ra lượng muối được phép tiêu thụ cũng tăng lên ở mức 5-6 gram/ngày. 

Song song đó, những thực đơn nên dùng cho người mắc nhồi máu cơ tim bao gồm: Thịt bò, cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ), thịt gà bỏ phần da. Ngoài ra, có thể ăn thêm một số loại rau và hạt như: súp lơ, cải bó xôi, đậu nành, yến mạch, lúa mạch, kiều mạch,... Những thực phẩm này vốn có lượng chất xơ dồi dào nên sẽ giúp đẩy lùi cholesterol xấu và ổn định huyết áp.

Bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì để mau hồi sức 1Người bệnh nhồi máu cơ tim được khuyến nghị nên ăn nhiều rau xanh

Về thức uống, người bệnh có thể dùng các loại nước ép từ những loại quả chín mọng như: Dâu tây, việt quất, mâm xôi. Bởi vì chúng vốn chứa chất oxy hóa nên sẽ ngăn chặn và đẩy lùi tác nhân gây viêm trong cơ thể.

Mặt khác, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim được khuyên nên uống trà xanh hàng ngày. Vì trong trà xanh chứa lượng lớn polyphenol và catechin. Chúng sẽ giúp giảm thiểu cholesterol, triglycerid cũng như duy trì huyết áp ổn định.

Người bị nhồi máu cơ tim nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên ăn, người bệnh sau khi bị nhồi máu cơ tim cần kiêng những loại thực phẩm sau đây.

Kiêng thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp, xúc xích, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa muối hoặc cà muối. Đồng thời kiêng cả thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, thịt hun khói, lòng đỏ trứng gà, thịt mỡ. Nhóm thực phẩm này khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ gây áp lực lên tim. Ngoài ra, còn khiến tổn thương lòng mạch và góp phần tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt, người bệnh phải kiêng hoàn toàn nước uống có gas, nước ngọt đóng chai và các chất kích thích như rượu, bia, kiêng hút thuốc lá. Kiêng bánh ngọt, bánh kem, kem lạnh và bánh bao. 

Bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì để mau hồi sức 2Kiêng thuốc lá là cách tốt nhất giúp ngăn chặn nhồi máu cơ tim tái phát

Một số loại rau chứa nhiều oxalic được khuyến nghị nên kiêng đó là rau diếp và củ cải. Song song đó, lượng chất béo được phép tiêu thụ mỗi ngày không vượt quá 300mg cholesterol. 

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học để duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, người bệnh nên kết hợp vận động nhẹ nhằm giúp ngăn chặn các biến chứng nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, những vận động này chỉ nên bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi ra viện. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng, khoan thai. Dần dần khi cơ thể đã ổn định mới tăng các hoạt động lên. 

Tuyệt đối tránh những vận động mạnh, hoặc chạy bộ nhanh, đi bộ đường dài. Vì sẽ khiến gia tăng nguy cơ cao huyết áp, gây áp lực lên tim dẫn tới các biến chứng khó lường. 

Bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì để mau hồi sức 3Người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp ngăn chặn biến chứng nhồi máu cơ tim

Ngoài ra, mỗi loại vận động phù hợp với thể trạng của từng cá nhân. Do đó, tốt hơn hết bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi vận động thể lực để phát huy tối đa tác dụng nhé. 

Tóm lại, nhồi máu cơ tim là biến chứng bệnh mạch vành vô cùng nguy hiểm. Các hoạt động thể dục thể thao và chế độ ăn uống nên được lên kế hoạch chi tiết kỹ lưỡng. Tuân thủ lối sống lành mạnh, nhất là không hút thuốc lá sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ tái phát căn bệnh này.

Tần Nga

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin