Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bị sốt, ho trong mùa dịch COVID-19 phải làm sao?

Ngày 07/05/2020
Kích thước chữ

Giải đáp cho câu hỏi phải làm gì khi có triệu chứng sốt, ho trong mùa dịch, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bác sĩ Trương Hữu Khanh của bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã có một số tư vấn cụ thể.

Khi bạn có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 như ho, sốt thì trước tiên không nên tiếp xúc với người khác. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì chúng ta phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu là 2m. Bởi lúc này bạn vẫn chưa biết được mầm bệnh trong người mình là gì cả.

Sau đó tiếp theo mới tìm hiểu về dịch tễ, triệu chứng cũng như thực hiện các biện pháp khác. Trong số đó bao gồm các điều cụ thể như là:

  • Tự kiểm tra lại xem mình đã sinh hoạt gì trong những ngày qua, tại đâu, có thời gian nào lơ là đeo khẩu trang khi ra ngoài, quên rửa tay, đưa tay lên những khu vực có nguy cơ trên mặt không?
  • Xem lại trong nhà, cơ quan, công ty mình làm việc có những ai mắc bệnh tương tự thế hay không, bản thân có tiếp xúc với đối tượng nào có biểu hiện sốt ho không?
Bị sốt, ho trong mùa dịch COVID-19 phải làm sao 1Nếu có triệu chứng sốt ho thì đầu tiên bạn phải hạn chế tiếp xúc với người khác

Sau đó, chúng ta nên gọi điện thoại tới bệnh viện, cơ sở y tế và các đường dây nóng về phòng dịch COVID-19 để được tư vấn kỹ càng hơn. Nếu người mắc sốt, ho là trường hợp có nguy cơ nhiễm viêm phổi cấp cao thì sẽ được cơ sở y tế hướng dẫn xử lý, cách ly và điều trị. Đối tượng nghi nhiễm, nhiễm COVID-19 phải tuân theo những quy định cụ thể của cơ quan y tế.

Nếu bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ, không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc COVID-19 mà chỉ bị sốt, ho bình thường thì theo lẽ đương nhiên chúng ta sẽ được xử lý như trước nay. Nếu ho thì có thể dùng thuốc ho thảo dược trước, sốt thì uống thuốc hạ sốt rồi súc miệng với nước muối. Nhớ theo dõi sức khỏe, có các dấu hiệu nguy hiểm như là lo lắng, mệt mỏi, khó thở, bỏ ăn hoặc bỏ bú (ở trẻ nhỏ) thì đến khám tại các cơ sở y tế ngay.

Bệnh nhân nên đến khám ở những cơ sở y tế gần nhà, đặc biệt khi đi chúng ta cần sử dụng phương tiện riêng hoặc xe máy. Tuyệt đối không dùng các phương tiện công cộng để đảm bảo không lây lan nguy cơ ra cộng đồng. Nếu đã có triệu chứng bệnh thì bạn phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, những rác thải cá nhân như khẩu trang, khăn giấy… phải bỏ riêng vào thùng rác có nắp đậy, sau đó buộc kín túi rác để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ lây lan.

Bị sốt, ho trong mùa dịch COVID-19 phải làm sao 2Luôn đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và lưu ý rửa tay

Hiện tại dù tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, mọi người cũng đã bắt đầu hoạt động trở lại, tuy nhiên chúng ta cũng không nên vì thế mà lơ là phòng bệnh. Đặc biệt khi đi máy bay hoặc sử dụng các phương tiện công cộng bạn phải hết sức lưu ý cảnh giác.

Đầu tiên là luôn chú ý đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thứ hai phải rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay chứa nồng độ cồn trên 60%. Đặc biệt không được chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Nếu có ho, hắt hơi thì phải che kín mũi, miệng với khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay sau đó vứt rác đúng nơi quy định.

Hành khách cũng phải hạn chế tiếp xúc với các bề mặt trên tàu, xe, máy bay hoặc ăn uống, trò chuyện. Tuyệt đối không được có các hành vi như khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (bến xe, ga tàu…). Nếu bạn thấy bản thân hoặc hành khách đi cùng có một trong các biểu hiện đáng ngờ như sốt, ho, khó thở thì hãy thông báo ngay cho người phụ trách hoặc quản lý để sớm có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bị sốt, ho trong mùa dịch COVID-19 phải làm sao 3Nếu thấy hành khách đi cùng có triệu chứng đáng ngờ thì phải thông báo ngay cho quản lý

Song song đó cũng đừng quên tránh tiếp xúc với các hành khách như trên. Khi đã kết thúc chuyến đi, nếu có các dấu hiệu đáng ngờ xuất hiện thì người dân hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc 19003228 để được cung cấp thông tin liên quan tới phương tiện di chuyển của bạn, đến cơ sở y tế khám rồi điều trị kịp thời.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin