Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, virus SARS-CoV-2 không chỉ gây ra những triệu chứng hô hấp mà còn làm tăng tốc độ lão hóa não, đặc biệt ở nam giới và những nhóm người có hoàn cảnh khó khăn. Những yếu tố như căng thẳng tâm lý, sự gián đoạn trong lối sống và tình trạng kinh tế xã hội đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, một nghiên cứu mới từ Vương quốc Anh đã chỉ ra những tác động nặng nề của virus SARS-CoV-2 đối với quá trình lão hóa não. Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu hình ảnh thần kinh dài hạn để so sánh dự đoán tuổi não của những người tham gia trước và sau khi đại dịch bùng phát. Kết quả cho thấy rằng, đại dịch không chỉ làm tăng tốc độ lão hóa não mà còn dẫn đến sự suy giảm nhận thức, đặc biệt ở nam giới và những người có hoàn cảnh khó khăn. Những phát hiện này mở ra một cái nhìn mới về ảnh hưởng của Covid 19 không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về sức khỏe tâm thần, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ các yếu tố tâm lý xã hội trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.
Bối cảnh của nghiên cứu trên liên quan đến những tác động đa dạng của virus SARS-CoV-2, không chỉ về mặt hô hấp mà còn cả về thần kinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm virus có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm và suy giảm nhận thức. Việc virus xâm nhập vào hệ thần kinh có thể kéo dài đến 230 ngày, gây ra sự suy giảm nhận thức và các quá trình thoái hóa thần kinh. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra mối liên hệ giữ đại dịch Covid 19 với sự suy giảm nhận thức và những thay đổi trong cấu trúc não, như giảm chất xám và chất trắng.
Giai đoạn đầu của đại dịch cũng đã gây ra căng thẳng tâm lý lớn, đặc biệt ở những nhóm dễ bị tổn thương, làm tăng tốc độ lão hóa não do các áp lực tâm lý xã hội và sự gián đoạn trong lối sống. Do đó, việc hiểu rõ tác động của đại dịch đối với sức khỏe não bộ, bao gồm các yếu tố nhiễm bệnh và yếu tố xã hội, trở nên rất quan trọng. Nghiên cứu này tận dụng dữ liệu từ UK Biobank để khám phá mối liên hệ giữa Covid 19 và lão hóa não, nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét các yếu tố kinh tế xã hội và tình trạng sức khỏe trong bối cảnh đại dịch.
Dữ liệu hình ảnh não: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hình ảnh não đa phương thức chất lượng cao từ 42.677 cá nhân từ 45 tuổi trở lên, thu thập từ UK Biobank (UKBB).
Tiêu chí loại trừ: Những người tham gia có các rối loạn mãn tính trước đó hoặc dữ liệu MRI kém chất lượng đã bị loại trừ để đảm bảo tính chính xác của các dự đoán.
Xét nghiệm SARS-CoV-2: Những người tham gia có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 được xác định thông qua các xét nghiệm chẩn đoán, hồ sơ bệnh viện và xét nghiệm kháng thể.
Thiết kế nhóm: Nhóm chứng và nhóm dương tính được ghép nối 1:1 theo giới tính, ngày sinh, dân tộc, địa điểm hình ảnh và ngày quét ban đầu.
Mô hình phân tích: Một mô hình hồi quy được sử dụng để đánh giá sự lão hóa của não bằng cách sử dụng từ hình ảnh (IDPs) để ước tính khoảng cách tuổi não (BAGs) ở hai thời điểm.
Quá trình huấn luyện mô hình: Mô hình dự đoán tuổi não được huấn luyện trên 15.334 người tham gia và được xác thực trên các cuộc quét từ 1.336 người tham gia.
Thời điểm quét: Trong nhóm đối chứng, cả hai lần quét đều được thực hiện trước đại dịch, trong khi nhóm “đại dịch” có quét trước và sau đại dịch.
Phân tích nhân khẩu học: Các mối quan hệ giữa sự lão hóa của não và các yếu tố nhân khẩu học xã hội cũng được phân tích.
Đánh giá nhận thức: Nghiên cứu cũng đánh giá điểm số nhận thức và tính toán phần trăm thay đổi giữa hai lần quét cho 10 bài kiểm tra nhận thức hàng đầu liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Nghiên cứu nhằm mục đích khám phá tác động của đại dịch Covid 19 đến lão hóa não, xem xét các yếu tố như tình trạng nhiễm bệnh, giới tính, các yếu tố kinh tế xã hội và sự suy giảm nhận thức.
Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ trong bối cảnh đại dịch, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới về tác động lâu dài của Covid 19.
Nghiên cứu khuyến nghị cần có thêm các nghiên cứu dài hạn để theo dõi tác động lâu dài của Covid 19 đối với sức khỏe não bộ và nhận thức. Kết quả của nghiên cứu có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các chiến lược can thiệp nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần và nhận thức của người dân.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.