Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguy cơ tái nhiễm COVID-19 tồn tại và mang theo những thách thức đối với sức khoẻ con người. Vậy vì sao lại có hiện tượng tái nhiễm? Ai là những đối tượng dễ bị tái nhiễm? Và liệu tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm hơn không? Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Dịch bệnh COVID-19 đã và đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Mặc dù nhiều người đã hồi phục sau lần mắc bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, nguy cơ tái nhiễm COVID-19 vẫn tồn tại và mang theo những thách thức mới. Vậy vì sao lại có hiện tượng tái nhiễm? Đối tượng dễ bị tái nhiễm là những ai? Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm hơn bị nhiễm lần đầu không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về tái nhiễm COVID-19 và cách bảo vệ sức khỏe của bạn.
Tái nhiễm COVID-19 xảy ra khi một người đã hồi phục sau lần nhiễm virus ban đầu nhưng sau đó bị nhiễm lại. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, bao gồm sự biến đổi của virus. Nó làm cho hệ miễn dịch của cơ thể không nhận diện được và không phản ứng hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian cũng góp phần làm tăng nguy cơ tái nhiễm.
Theo các chuyên gia y tế, các trường hợp tái nhiễm COVID-19 thường có những diễn biến lâm sàng nhẹ hơn so với những người chưa tiêm vaccine và nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp diễn biến bệnh vẫn trở nặng hơn do đề kháng yếu.
Đặc biệt, một số trường hợp tái nhiễm do chủng virus COVID-19 khác, có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng virus COVID-19 trước. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn do kháng thể bảo vệ của lần trước có hiệu quả thấp với chủng nhiễm sau. Theo ghi nhận từ báo cáo y tế, có các trường hợp lần 1 nhiễm chủng Delta, lần 2 nhiễm chủng Omicron. Những trường hợp này nếu lần trước đã tái nhiễm biến chủng Omicron BA.1, nếu tái nhiễm lần tiếp theo vẫn có thể nhiễm với biến chủng BA.2.
Những đối tượng có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn bình thường là những nhóm người nào?
Theo thống kê, những nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp sẽ có nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Do hệ miễn dịch kém, họ không thể tạo ra đủ kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2 hiệu quả, dẫn đến nguy cơ tái nhiễm cao hơn.
Nhóm này bao gồm người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc các bệnh tự miễn, người đang điều trị ung thư, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,...
Số người tái nhiễm COVID-19 cao cũng thường gặp ở những người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên cao. Do tính chất công việc hoặc thói quen sinh hoạt, họ thường xuyên tiếp xúc với nhiều người hoặc môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhóm này bao gồm nhân viên y tế, người làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ, người sống trong khu vực tập trung đông dân cư,...
Việc mắc COVID-19 lần 2 có khả năng cao lây lan cho người khác bởi lý do mỗi lần tái nhiễm là một lần nhiễm virus SARS-CoV-2 mới và phát bệnh.
Như đã biết, sau khi nhiễm virus, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra loại kháng thể chống lại virus đó. Tuy nhiên, đối với một số người có kháng thể yếu, thêm vào đó kháng thể có thể bị suy yếu sau thời gian. Kháng thể không đủ để chống lại những chủng virus mới.
Do đó, khi tái nhiễm COVID-19, người bệnh vẫn có thể lây lan cho người khác nếu không có biện pháp phòng chống lây nhiễm hiệu quả.
Rất nhiều người lo lắng nếu không may tái nhiễm COVID-19 thì có nguy hiểm hơn lần 1 hay không? Theo nghiên cứu, mặc dù những trường hợp tái nhiễm COVID-19 thường có diễn biến nhẹ hơn so với lần nhiễm đầu tiên. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kể cả người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể xảy ra các nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng.
Đặc biệt, nguy cơ này cao hơn chủ yếu ở những người có miễn dịch yếu, người cao tuổi, người mắc bệnh nền và những người chưa được tiêm chủng đầy đủ. Việc tái nhiễm COVID-19 cũng có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hậu COVID-19, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, COVID-19 vẫn đang là đại dịch toàn cầu với nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Việc tái nhiễm là hoàn toàn có thể xảy ra và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trên thực tế ở Việt Nam và các nước trên Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp tái nhiễm COVID-19 với các chủng khác nhau. Đối với chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm ở mức 1% nhưng với Omicron thì số ca nhiễm còn cao hơn nhiều.
Không thể khẳng định được việc mắc COVID-19 lần 2 hoặc nhiều lần sau có nguy hiểm hơn lần 1 hay không. Tuy nhiên, chắc chắn khi tái nhiễm, cơ thể người bệnh ít nhiều sẽ suy yếu và ảnh hưởng đến thể chất cũng như tinh thần. Bên cạnh đó, di chứng hậu COVID-19 được đánh giá là khá nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài về sau kể cả khi bạn đã khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, dù tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm hơn lần 1 hay không, tốt nhất hãy bảo vệ bản thân, tăng cường sức đề kháng nhằm phòng chống và đảm bảo sức khoẻ.
Mặc dù hầu hết các trường hợp tái nhiễm COVID-19 có diễn biến lâm sàng nhẹ hơn so với những người chưa tiêm vắc xin mà nhiễm COVID-19 lần đầu tiên. Tuy nhiên đặc biệt ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ, vẫn có một số bệnh nhân có thể gặp biến chứng nặng. Do đó, việc điều trị cần được thực hiện phù hợp với tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần giữ gìn vệ sinh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và điều trị các triệu chứng nếu có. Một số trường hợp tình trạng bệnh diễn biến nặng, người bệnh cần được điều trị theo cơ chế bệnh sinh các biện pháp hồi sức chỉ định.
Trường hợp nhẹ:
Trường hợp nặng:
Molnupiravir là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhằm đặc trị hiệu quả đối với COVID-19. Loại thuốc này được Bộ Y tế Việt Nam ban hành sử dụng kèm theo các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng thuốc. Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, không phải tất cả trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều được phép sử dụng Molnupiravir. Vậy nếu đủ điều kiện sử dụng Molnupiravir và đã sử dụng loại thuốc này trong lần nhiễm bệnh đầu tiên thì khi tái nhiễm COVID-19 có được sử dụng Molnupiravir lần 2 hay không?
Molnupiravir là loại thuốc được ban hành sử dụng có khả năng ức chế và giúp ngăn chặn sự tái tạo, phát triển của virus SARS-CoV-2. Loại thuốc này cũng được cấp phép sử dụng khẩn cấp nhằm điều trị COVID-19 các mức độ từ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên).
Liều lượng khuyến cáo của Molnupiravir là 800mg mỗi 12 giờ trong vòng 5 ngày liên tục. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc quá liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng hơn quy định. Tất nhiên, Molnupiravir không được sử dụng như thuốc phòng ngừa COVID-19 trước hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Đối với các trường hợp tái nhiễm COVID-19 lần 2 có được sử dụng Molnupiravir hay không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc sử dụng Molnupiravir trong lần tái nhiễm COVID-19 (cách xa lần nhiễm trước trong vòng 60 ngày) là hoàn toàn có thể. Việc sử dụng Molnupiravir trong các lần tái nhiễm cách xa nhau không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngay khi xét nghiệm có kết quả dương tính và xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần bắt đầu sử dụng Molnupiravir ngay. Sau khi sử dụng thuốc được 5 ngày liên tiếp, người bệnh nên ngưng thuốc vì lúc này cơ thể đã sản sinh kháng thể tự tiêu diệt virus và phần lớn virus đã được tiêu diệt.
Tái nhiễm COVID-19 là vấn đề đáng quan tâm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với kiến thức và biện pháp phòng ngừa phù hợp, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể chung tay đẩy lùi nguy cơ tái nhiễm và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình một cách tốt nhất!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.