Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Biến chứng nâng mũi bị lòi sụn bên trong: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 19/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nâng mũi bị lòi sụn bên trong là tình trạng khá phổ biến sau khi phẫu thuật nâng mũi. Biến chứng này khá nguy hiểm, vừa làm mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng sức khoẻ của người thực hiện phẫu thuật. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và có biện pháp khắc phục nào không? Mời bạn theo dõi bài viết để có câu trả lời cho thắc mắc trên nhé.

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ giúp bạn sở hữu dáng mũi mong muốn dễ dàng, cho vẻ bề ngoài cuốn hút hơn. Thế nhưng sau phẫu thuật nâng mũi một số người lại gặp phải tình trạng nâng mũi bị lòi sụn bên trong khiến họ cảm thấy rất lo lắng. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là gì, có thể nào xử lý được không? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp vấn đề này.

Biểu hiện của tình trạng nâng mũi bị lòi sụn bên trong

Dù nâng mũi là biện pháp tối ưu nhất để khắc phục khuyết điểm nhưng sau khi nâng mũi vẫn có trường hợp sụn lòi ra. Tình trạng này có thể dễ quan sát thấy bằng mắt và đi kèm theo là một số triệu chứng:

  • Mũi sưng to khó chịu và đau nhức.
  • Đầu mũi bị đỏ, trông có vẻ bóng hơn những vùng da khác và cảm thấy nóng rát.
  • Mũi nhiễm trùng mưng mủ, sưng viêm, lở loét.
  • Sụn mũi lỏng lẻo, không cố định sau khi nâng.
Mũi đau nhức khó chịu - biêu hiện của tình trạng nâng mũi bị lòi sụn bên trong Mũi đau nhức khó chịu - biểu hiện của tình trạng nâng mũi bị lòi sụn bên trong

Nguyên nhân nâng mũi bị lòi sụn bên trong

Lý do dẫn đến tình trạng này có thể kể đến một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

  • Chất liệu sụn: Trên thị trường có rất nhiều loại sụn với chất liệu khác nhau, nếu dùng loại kém chất lượng không tương thích với mũi sẽ xảy ra tình trạng đào thải làm lòi sụn. Bên cạnh đó, kích thước sụn quá lớn so với vị trí phẫu thuật gây ra tình trạng bào mòn da khiến cho mũi bị bóng đỏ và lộ sụn sau thời gian ngắn.
  • Tаy nghề báс ѕĩ: Trước khi nâng mũi bác sĩ phải đo lường tính toán chính xác kích thước của sụn cần được ghép. Nếu không may gặp phải bác sĩ có tay nghề kém, phần sụn cấy ghép có thể quá dày dẫn đến trường hợp bị lòi ra sau thời gian phẫu thuật. Hoặc do đặt sụn không đúng vị trí, khi sụn gặp phải tác động nhẹ cũng xảy ra tình trạng này.
  • Thóі quеn ѕіnh hoạt: Kết quả của phẫu thuật nâng mũi chịu nhiều ảnh hưởng từ quá trình chăm sóc mỗi ngày. Nếu bạn vận động mạnh gây va đập lên sụn mũi hoặc dùng thực phẩm gây kích thích sẹo lồi thì cũng gây nên tình trạng bị lòi sụn trong mũi.
Tay nghề bác sĩ quyết định kết quả thẩm mỹ nâng mũi Tay nghề bác sĩ quyết định kết quả thẩm mỹ nâng mũi

Cách xử lý khi gặp biến chứng bị lòi sụn bên trong sau khi nâng mũi

Tình trạng nâng mũi bị lòi sụn bên trong không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu để lâu không giải quyết sẽ dẫn đến những tình trạng nặng nề hơn như: mũi bị thay đổi hình dáng phải phẫu thuật lại, chức năng hô hấp không còn bình thường, sưng viêm gây hoại tử, chèn ép các dây thần kinh làm liệt cơ mặt. Do đó, nếu như không may gặp phải tình trạng này bạn hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở đã thực hiện thẩm mỹ hay những bệnh viện lớn uy tín khác để được thăm khám đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Với biến chứng này, thông thường bác sĩ sẽ đưa ra 2 hướng xử lý như sau:

  • Sụn vẫn chưa bị lòi hẳn ra bên ngoài: Dùng thuốc kháng sinh trong khoảng 2 tuần sau đó thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sụn thừa. Tiếp tục thay thế sụn cũ bằng sụn tự thân để tránh tái diễn.
  • Sụn đã lòi ra bên ngoài: Tiến hành cắt bỏ ngay lập tức và dùng thuốc kháng viêm trong vòng 2 tuần. Sau 2 tháng khi mô da đã được phục hồi, các bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra, đánh giá tình trạng mũi và đưa ra biện pháp thích hợp để cải thiện lại dáng mũi.
Dùng thuốc kháng sinh để xử lý tình trạng nâng mũi bị lòi sụn bên trong Dùng thuốc kháng sinh để xử lý tình trạng nâng mũi bị lòi sụn bên trong

Sau khi nâng mũi mỗi ngày bạn cần phải quan sát quá trình phục hồi một cách cẩn thận. Sẽ không có gì quá nghiêm trọng nếu bạn kịp thời phát hiện và can thiệp khi những biến chứng không may xảy ra. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn sớm có được dáng mũi hoàn hảo mà mình mong ước.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin