Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biểu hiện của việc bé chậm nói bạn cần biết

Ngày 08/10/2020
Kích thước chữ

Khi con cất tiếng nói đầu đời là giai đoạn vô cùng quan trọng của trẻ. Mỗi bé có một đặc điểm thể trạng và những cột mốc phát triển riêng biệt, vì thế tuổi biết nói của từng trẻ sẽ khác nhau. Tuy nhiên mẹ nên nhận biết sớm những dấu hiệu bé chậm nói để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Vào giai đoạn 6 tháng tuổi, nhiều bé sẽ bắt đầu biết nói bập bẹ với một số từ đầu tiên mà bé nói có thể là "bah-bah-bah" hoặc "dee-dee-dah" và tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Tuy nhiên nếu mẹ đang thấy bé ở giai đoạn cuối tháng thứ 6 đầu tháng thứ 7 mà vẫn không phản ứng lại khi nghe được gọi tên hoặc chưa bập bẹ nói thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh chậm nói.

Những biểu hiện của việc bé chậm nói

Biểu hiện của việc bé chậm nói 1Vào giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu biết nói bập bẹ

Nói rất ít hoặc hoàn toàn không nói

Trước khi bé bắt đầu biết nói, trước tiên bé sẽ phát ra những âm thanh rù rì với nhiều giai điệu và âm vực khác nhau cho đến khi bé biết nói. Một số bé chưa phát âm thành tiếng nhưng vẫn biết cách nói chuyện với bạn thông qua các cử chỉ và hành động như nheo mắt, nhăn mặt, mím môi,... để bày tỏ các cảm xúc của mình như hạnh phúc, buồn, sợ hãi, tức giận. Tuy nhiên với trẻ chậm nói, bạn sẽ thấy con không hề phát ra âm thanh. Nếu có chỉ là những âm thanh gừ gừ và hoàn toàn không có sự bắt chước các âm thanh khác. 

Có vẻ không hiểu những gì người khác nói, nhại lại lời người khác

Khi trẻ chưa biết nói thì sẽ bắt đầu việc tập nghe và tập nói bằng các lặp lại những lời và âm thanh mà trẻ nghe được. Tuy trẻ không thể nói nhưng vẫn biểu đạt suy nghĩ của mình như những biểu hiện bằng gương mặt hoặc mỗi khi được hỏi trẻ sẽ tìm cách trả lời. Tuy nhiên nếu mẹ thấy trẻ không bắt chước và lặp lại lời người khác hoặc có vẻ không hiểu những gì người khác nói thì đây có thể là biểu hiện của bệnh chậm nói. 

Không hề có các phản ứng với âm thanh và tiếng động mạnh

Biểu hiện của việc bé chậm nói 2Trẻ chậm nói khiến mẹ lo lắng con bị dị tật bẩm sinh

Đôi khi bạn có thể nghe con phát ra những âm thanh gì đó, nhưng với trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên thì đây không phải là những lời nói chuyện Cho dù bạn có nghe con nói “ba-ba”, điều đó không có nghĩa là bé đang gọi “ba” mà chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên của con.

Một dấu hiệu giúp cha mẹ nhận diện trẻ chậm nói là khi trẻ không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó và không có phản ứng khi được người khác gọi tên. Một số mẹ có thể nhầm lẫn biểu hiện với này với tình trạng con bị tự kỷ hoặc mắc dị tật câm điếc, vì thế khi trẻ đã được 7 tháng tuổi mà vẫn chưa bập bẹ mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám nhé.

Những cách khắc phục tình trạng chậm nói của con

Biểu hiện của việc bé chậm nói 3Ba mẹ nên thường xuyên dạy bé tập nói mọi lúc mọi nơi

Thường xuyên dạy bé tập nói mọi lúc mọi nơi trong tình huống cụ thể có thể nhận biết, dễ hiểu và nói theo. Ba mẹ nên khuyến khích bé cố gắng giao tiếp bằng cách mỉm cười thường xuyên với bé, đặc biệt là khi bé đang cố gắng nói chuyện với bạn.

Dạy con nói bằng cử chỉ và hành động

Khi dạy con nói chúng ta nên có kèm theo những biểu cảm về nét mặt như vui vẻ, buồn bã, nhõng nhẽo thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Sử dụng tranh ảnh, đồ chơi đa dạng về màu sắc hoặc trò chơi dân gian như chi chi chành chành, ú òa, kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống để hỗ trợ trong quá trình dạy trẻ phát triển ngôn ngữ.

Khi dạy nên nói chậm, nói rõ, nhìn vào mặt bé để tạo sự tập trung chú ý của con. Mẹ có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe bằng cách nói chuyện khi bạn đang cho ăn, mặc quần áo, bế và tắm cho bé, hỏi về những danh từ như: Đây là ai? Cái nào là quả bóng?,...

Ngoài ra với trẻ từ 3-4 tháng tuổi thì mẹ nên lặp lại các từ đơn giản như "mama" và "papa" thường xuyên và rõ ràng để bé bắt đầu nghe những từ quen thuộc. Lúc này bé có thể dần dần liên kết những âm thanh ngôn ngữ này với các đồ vật và hoạt động hàng ngày và hứng thú hơn trong việc đáp lại lời nói của bạn.

Kiên nhẫn với trẻ

Hãy kiên nhẫn khi bạn cố gắng giải mã cuộc nói chuyện bằng những tiếng bập bẹ của con, hoặc khi con không chịu nói cũng nên thúc giục nhiều mà nên dạy con từ từ để bé hiểu và có hứng thú để nói.

Hoặc mẹ có thể bắt chước những tiếng nói của con, sau đó dạy con nói "ba-ba" hoặc "goo-goo" và đợi bé phát ra âm thanh khác và lặp lại âm đó. Hãy cố gắng hết sức để giao tiếp với con ngay cả khi bạn không hiểu những gì bé đang cố nói.

Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ tập nói

Để tránh cho bé bị chậm nói phải cho bé sống trong môi trường thuận lợi, cha mẹ phải luôn gần gũi tình cảm tạo cho bé cảm thấy an toàn và thoải mái. 

Trò chuyện với bé khi bạn làm bất cứ công việc gì từ cho ăn, thay đồ áo hay tắm cho bé hoặc hát cho bé nghe, cho bé xem tivi nhằm giúp bé điều chỉnh nhịp điệu của ngôn ngữ tuy nhiên không cho bé xem tivi nhiều. Không nên giao phó việc dạy bé hoàn toàn cho người khác như ông bà hoặc người giúp việc, việc này sẽ khiến bé xa cách bố mẹ và không muốn giao tiếp. 

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm