Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bỏ túi ngay cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu cực hiệu quả

Ngày 20/05/2023
Kích thước chữ

Đau dạ dày sau khi uống rượu, bia là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người đã có tiền sử mắc bệnh dạ dày trước đó. Hãy cùng khám phá ngay cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu cực hiệu quả tại nhà.

Rượu là thức uống vô cùng quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Việc uống rượu hay “nhậu” cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên uống rượu cũng gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe của con người. Trong số đó đau dạ dày sau khi uống rượu là có lẽ là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người đã từng trải qua. Nó này gây ra sự khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi khám phá ngay một số cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu cực đơn giản tại nhà thông qua bài viết này.

Ảnh hưởng của rượu đối với dạ dày

Giống như các loại thức uống có cồn khác, bên cạnh những tác động tích cực như kích thích tiêu hóa, giảm stress thì việc sử dụng rượu có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người, đặc biệt là dạ dày và hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số ảnh hưởng của rượu đối với dạ dày mà các bạn có thể tham khảo:

Bỏ túi ngay cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu cực hiệu quả 1
Rượu, bia có ảnh hưởng rất xấu tới dạ dày
  • Gây kích ứng dạ dày: Rượu chứa nhiều chất gây kích ứng dạ dày như axit axetic, axit tartaric, histamine... Những chất này có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra triệu chứng đau và khó chịu sau khi uống rượu. 
  • Giảm chất lượng và chức năng của niêm mạc dạ dày: Việc uống rượu có thể làm giảm chất lượng và chức năng của niêm mạc dạ dày. Cồn trong rượu có khả năng làm tổn thương niêm mạc, làm mất cân bằng giữa mật độ các chất bảo vệ và tác nhân gây viêm nhiễm. Điều này làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và gây ra đau dạ dày sau khi uống rượu.

Các tác động lên dạ dày sau khi uống rượu có thể khác nhau tùy cơ thể từng người. Tuy nhiên việc hiểu rõ về những nguyên nhân chung này có thể giúp chúng ta tìm ra cách giảm đau dạ dày hiệu quả sau khi uống rượu. 

Cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu

Uống nhiều nước và uống chậm

Việc uống đủ nước trước, trong và sau khi uống rượu có thể giúp giảm triệu chứng đau dạ dày rất hiệu quả. Nước có thể làm giảm nồng độ cồn trong dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Hơn nữa, nước cũng có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày và giảm khả năng gây kích ứng niêm mạc.

Bỏ túi ngay cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu cực hiệu quả 2
Uống nhiều nước sẽ giúp giảm tác động của rượu tới dạ dày

Nghỉ ngơi và chườm ấm

Nghỉ ngơi là một biện pháp quan rất đơn giản giúp cơ thể hồi phục sau khi uống rượu. Việc nghỉ ngơi sẽ cung cấp thời gian cho dạ dày và hệ tiêu hóa có thể phục hồi tốt hơn.

Bên cạnh nghỉ ngơi các bạn cũng có thể kết hợp chườm ấm để giảm đau dạ dày. Các bạn có thể sử dụng chai nước ấm hoặc túi chườm để đặt lên vùng bụng. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau khá hiệu quả và giúp các bạn thư giãn hơn.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau dạ dày theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Nếu triệu chứng đau dạ dày sau khi uống rượu không giảm đi sau khi thực hiện những biện pháp kể trên các bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau dạ dày do bác sĩ chỉ định. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau dạ dày như các thuốc chống axit, chất bảo vệ niêm mạc hoặc các loại thuốc kháng viêm để giảm các triệu chứng không thoải mái ở dạ dày sau khi uống rượu.

Các biện pháp phòng ngừa đau dạ dày sau khi uống rượu

Bên cạnh những cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu kể trên, các tốt nhất để hạn chế tối đa tình trạng này chính là nắm vững các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau dạ dày sau khi uống rượu mà các bạn có thể tham khảo:

Hạn chế số lượng và tần suất uống rượu

Một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa và giảm đau dạ dày sau khi uống rượu là hạn chế số lượng và tần suất uống rượu. Điều này có thể bao gồm việc uống một số lượng rượu ít hơn và không uống quá nhiều rượu trong một lần. Thay vì uống rượu hàng ngày các bạn hãy tạo ra khoảng thời gian nghỉ giữa các lần uống rượu để cho dạ dày có thời gian hồi phục.

Bỏ túi ngay cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu cực hiệu quả 3
Sử dụng rượu, bia thông minh để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Chọn loại rượu thích hợp

Một số loại rượu có nồng độ cồn cao sẽ có khả năng gây kích ứng dạ dày cao hơn so với loại rượu có nồng độ cồn thấp hơn. Để giảm nguy cơ đau dạ dày, các bạn hãy ưu tiên lựa chọn những loại rượu nhẹ như rượu vang đỏ, rượu vang trắng hoặc bia có độ cồn thấp... Tránh sử dụng các loại rượu mạnh và đồ uống có chứa nhiều cồn hoặc các loại cocktail có thành phần phụ gia dễ gây kích ứng dạ dày.

Ăn trước và trong khi uống rượu

Việc ăn trước khi uống rượu và uống rượu cùng với thức ăn có thể giúp giảm tác động lên dạ dày. Trước khi uống rượu, hãy đảm bảo bạn đã ăn nhẹ các thực phẩm có chứa tinh bột và nhiều chất xơ. Chúng sẽ tạo lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa cồn và niêm mạc dạ dày. Lưu ý tuyệt đối không nên uống rượu khi bụng đang đói vì sẽ gây nên tình trạng kích ứng mạnh mẽ hơn.

Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu

Các bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu theo sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này có thể tạo một lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, giảm tác động của cồn và chất kích ứng dạ dày. Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc bảo vệ dạ dày hiện đang có bán tại chuỗi cửa hàng Nhà thuốc Long Châu. Lưu ý tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Hãy là những người sử dụng rượu, bia hợp lý để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của chính mình tốt hơn. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp các bạn có thêm được một số cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu hiệu quả.

Thu Hòa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm