Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bong gân ngón cái là loại chấn thương có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào do vận động sai cách hoặc quá mạnh trong quá trình lao động và chơi thể thao. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều đau đớn và khó khăn cho người bệnh mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không biết cách xử lý kịp thời.
Bong gân ngón cái xảy ra khi các dây chằng bị giãn, rách hoặc đứt do té ngã hoặc chấn thương trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này khiến vết thương sưng tấy, bầm tím và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bong gân ngón cái có thể để lại biến chứng lâu dài, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ làm rõ về triệu chứng cũng như cách xử lý bong gân ngón cái hiệu quả.
Bong gân ngón cái là tình trạng các mô mềm như dây chằng quanh ngón tay bị kéo căng, rách hoặc đứt. Chức năng của dây chằng là kết nối các khớp xương ở ngón tay đồng thời hỗ trợ các khớp này hoạt động linh hoạt. Do đó, nếu như ngón cái bị bong gân, người bệnh sẽ cảm thấy ngón cái sưng tấy, căng cứng khó cử động và đau đớn.
Hiện tượng bong gân ngón cái xảy ra khá phổ biến ở những người hay chơi thể thao, đặc biệt là các bộ môn sử dụng tay để thi đấu như bóng chuyền, bóng rổ và bóng đá. Khi người chơi bị té ngã chống tay xuống đất, tiếp bóng sai cách, để bóng bay trượt mạnh qua các ngón tay đang duỗi căng thì đều có thể bị bong gân.
Thông thường, người bệnh bị bong gân ở mức độ nhẹ thì có thể được điều trị tại nhà kết hợp chế độ nghỉ dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng bong gân kéo dài và nghiêm trọng thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị phù hợp.
Các biểu hiện của bong gân ngón tay cái rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của tổn thương, cụ thể như:
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị để cải thiện các triệu chứng bong gân và giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tùy vào mức độ bong gân ngón cái mà người bệnh có thể áp dụng các cách sau:
Ở mức độ bong gân nhẹ, người bệnh có thể xử lý ngay tại nhà bằng các phương pháp dưới đây:
Nghỉ ngơi: Khi ngón cái bị chấn thương, bạn nên để ngón tay nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh. Tạm dừng các các hoạt động thể thao, công việc nặng nhọc đến khi ngón tay có thể lành lại như ban đầu.
Chườm lạnh: Đây là một trong những cách chữa bong gân được nhiều người áp dụng. Bạn có thể dùng túi chườm lạnh áp vào ngón cái bị tổn thương trong khoảng 15 – 20 phút, đặc biệt là 24 giờ đầu tiên để giúp cải thiện cơn đau cũng như rút ngắn thời gian điều trị.
Băng ép: Bạn có thể quấn băng ép đàn hồi xung quanh khớp ngón cái bị thương để hỗ trợ giảm sưng, phục hồi các hoạt động như bình thường mà không làm tổn thương khớp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo không quấn quá chặt khiến ngón tay bị chèn ép.
Nâng cao: Nâng cao bàn tay đang bị bong gân thường xuyên để giảm sưng tấy, nhất là trong vòng 24 – 72 giờ đầu tiên. Bên cạnh đó, nếu có thể bạn hãy giữ cho ngón tay cao hơn tim qua đêm để giúp phục hồi chức năng bàn tay nhanh chóng.
Sử dụng thuốc: Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm sưng để cải thiện tình trạng bong gân.
Nếu ngón tay cái bị bong gân ở mức độ nặng hoặc không có dấu hiệu giảm sưng đau sau 24h bị chấn thương thì người bệnh hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các phương pháp điều trị y tế thường gặp bao gồm:
Nẹp: Bong gân ngón cái cấp độ vừa có thể điều trị bằng cách sử dụng thanh nẹp, khung ngón tay và băng quấn để cố định ngón tay, giúp giảm đau, ngừa chấn thương và cải thiện các triệu chứng bong gân.
Phẫu thuật: Khi các dây chằng ở ngón cái bị rách, đứt nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật, giúp phục hồi chấn thương và ngăn ngừa các rủi ro không đáng có xảy ra. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể đeo vòng tay ngắn hoặc neoh để giữ ngón tay bất động trong khoảng 6 đến 12 tuần.
Bong gân ngón cái là chấn thương có thể cải thiện và điều trị hiệu quả nếu như người bệnh tiến hành thăm khám kịp thời. Do đó, nếu như cảm thấy ngón cái đau nhức, tê cứng hoặc khó co duỗi sau khi chấn thương thì hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt nhé.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.