Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân ngón trỏ tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị mau khỏi

Ngày 05/04/2022
Kích thước chữ

Bong gân ngón trỏ ở tay là một loại bong gân do chấn thương thể thao thường gặp nhất. Khi bị bong gân bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để mau chóng hồi phục.

Bong gân ngón trỏ ở tay là một loại bong gân do chấn thương thể thao thường gặp nhất. Đây là tình trạng gây không ít khó khăn cho người bệnh trong công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi bị bong gân bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để mau chóng hồi phục.

Bong gân ngón tay là gì?

Bong gân ngón trỏ tay: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị mau khỏi  1 Bong gân ngón trỏ tay khiến dây chằng bị chấn thương

Bong gân ngón tay là một chấn thương phổ biến, đặc biệt nó được xếp vào loại chấn thương chơi thể thao. Những người gặp phải dạng chấn thương này càng cao khi họ là những vận động viên hoặc thường xuyên tham gia các môn thể thao như: bóng chuyền, bóng rổ, …

Nguyên nhân là do tác động khi đánh bóng, đỡ bóng làm ngón tay chịu áp lực nặng nề. Bong gân ngón tay là khi khi những dây chằng này bị căng quá mức hoặc chịu áp lực lớn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì rất dễ khiến dây chằng bị chấn thương hoặc dải ô này bị căng quá mức, trường hợp nặng hơn có thể dẫn rách.

Nhận biết dấu hiệu bong gân ngón trỏ tay như thế nào?

Bong gân ngón trỏ tay: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị mau khỏi  2 Dấu hiệu nhận biết bong gân ngón trỏ tay là sưng đau

Khi bị bong gân ở ngón tay sẽ thấy đau, sưng và khó cử động ngón tay là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bong gân. Thông qua thời gian sưng kéo dài có thể xác định được mức độ nghiêm trọng khi bong gân.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng sau khi bong gân:

  • Đau ngón tay ở mức độ thường, đau nhẹ, không quá nghiêm trọng.
  • Cảm thấy ngón tay căng cứng.
  • Khả năng cầm, nắm đồ vật bị giảm đi.

Các chuyên gia khuyến nghị mọi người khi gặp bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây thì nên ngay lập tức điều trị y tế:

  • Ngón tay cong vẹo, biến dạng (lưu ý không tự kéo thẳng ngón tay).
  • Tê cứng lan tỏa khắp ngón tay.
  • Ngón tay có xu hướng nhạt màu hoặc thậm chí trắng bệch (do bị bong gân nên máu không lưu thông đến khu vực này).
  • Sưng phù trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đau nhức kéo dài.
  • Không duỗi thẳng được ngón tay.

Nguyên nhân khiến bong gân ngón tay

Bong gân ngón trỏ tay: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị mau khỏi  3 Hình ảnh xương và dây chằng ngón trỏ tay

Bất kỳ ai cũng có thể bị bong gân ngón tay. Tuy nhiên, bong gân thường xảy ra ở những người chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng ném, hoặc chơi các trò liên quan đến vợt như cầu lông, quần vợt…

Nguyên nhân gây ra tình trạng bong gân có thể do các tai nạn không mong muốn trong lúc chơi thể thao. Ví dụ như đón bóng trong khi chơi bóng chuyền hoặc lúc bẻ cong ngón tay một cách mạnh bạo. Ngoài ra ngã mạnh cũng khiến chúng ta bị bong gân. Những ai đã từng bị bong gân, hoặc từng chấn thương ngón tay, tay kém linh hoạt hoặc thiết bị bảo hộ, bảo vệ không đủ an toàn nên có nhiều nguy cơ bị bong gân hơn.

Chẩn đoán và điều trị bong gân ngón tay tại nhà

Chẩn đoán bong gân ngón tay cần làm gì?

  • Kiểm tra chấn thương và chụp X-quang để đảm bảo rằng xương không bị gãy. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chấn thương dây chằng bên trong bị gãy.

Bong gân ngón tay được điều trị bằng phương pháp nào?

Việc điều trị bong gân có mục đích chính là giúp giảm đau, sưng và giúp người bệnh trở lại hoạt động bình thường một cách an toàn và sớm nhất.

Phương pháp điều trị bong gân ban đầu gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, nâng cao tay và theo dõi thêm.

Cụ thể:

  • Chườm nước đá trên các ngón tay khoảng 15-20 phút, thực hiện 4 lần mỗi ngày đến khi hết sưng và đau.
  • Nâng cao tay trong 2 ngày bằng việc đặt tay lên gối cũng có thể giúp hết sưng.
  • Sử dụng thuốc chống viêm (ibuprofen, aspirin) hoặc các loại thuốc khác (paracetamol) có thể làm giảm đau và viêm.
  • Bác sĩ có thể dùng nẹp giúp cố định ngón tay đó cùng các ngón tay khác. Nhưng nẹp cũng khiến cho ngón tay cứng lại do bất động quá lâu.

Chú ý:

  • Với trường hợp bị rách có thể phải phẫu thuật để làm liền vết thương.
  • Nếu có thêm tình trạng trật khớp hoặc gãy xương kèm theo thì ngón tay có thể sẽ sưng phồng, nó làm giảm khả năng di chuyển và sức mạnh trong vài tuần hoặc vài tháng. 
  • Nếu quay lại hoạt động quá sớm có thể khiến chấn thương nặng thêm dẫn đến tổn thương vĩnh viễn nếu nguy hiểm.
  • Thực hiện các bài tập: đè ép bóng, duỗi ngón tay sẽ giúp ngón tay cải thiện hơn trong thời gian chữa bệnh.

Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp

Bên cạnh việc nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp điều trị trên thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt. Như vậy sẽ hạn chế diễn tiến của bệnh bong gân. Thực hiện các thói quen như sau sẽ rất tốt khi điều trị bong gân:

  • Dùng nước đá để chườm và nâng cao tay giúp ngón tay bớt sưng.
  • Tập các bài tập giúp ngón tay mạnh mẽ hơn trong thời gian chữa bệnh.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng trang thiết bị thể thao đúng cách.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ như: băng thun y tế, để bảo vệ dây chằng đang hồi phục.
  • Hạn chế vận động mạnh.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian chữa bệnh.

Bàn tay cần tham gia nhiều hoạt động cầm nắm hàng ngày hơn cũng ít bị bong gân hơn so với các khớp cổ chân. Nhưng ở tay thường là các xương nhỏ nên nếu chấn thương thì thường có khuynh hướng gãy xương nhiều hơn. Trong trường hợp chẳng may bị bong gân ở tay xảy ra thì bạn nên đi khám bác sĩ sớm nhất để được tư vấn điều trị, dùng thuốc, băng nẹp cẩn thận. 

Trên đây là những thông tin về bong gân ngón trỏ tay, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu cảm thấy khó chịu thì tốt nhất nên đi khám sớm để bệnh mau chóng hồi phục. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sưng khớp tay