Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Buồng trứng lão hoá sớm là một nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh rất thường gặp ở nữ giới. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chị em. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Lão hóa buồng trứng sớm có thể xảy ra khi bạn chưa bước vào thời kỳ mãn kinh và do nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên. Để giúp bạn tìm hiểu và thay đổi thói quen, lối sống nhằm hạn chế tình trạng này, mời bạn đọc theo dõi bài viết.
Buồng trứng có chức năng nuôi dưỡng trứng. Đến một thời điểm nhất định nào đó nào đó, buồng trứng sẽ bị lão hóa, các chức năng sẽ theo đó mà giảm sút ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc bệnh. Lão hóa buồng trứng thông thường sẽ xảy ra ở giai đoạn mãn kinh nữ. Nhưng hiện nay, do nhiều nguyên nhân mà tình trạng lão hóa buồng trứng lại xảy ra sớm hơn đặc biệt ở những bạn trẻ và nó được gọi là lão hóa buồng trứng sớm.
Lão hóa buồng trứng xảy ra do một số hiện tượng như kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt. Bạn sẽ dễ kích động, âm đạo khô, giảm ham muốn, mất khả năng sinh sản, đau rát khi quan hệ… Khi buồng trứng bị lão hóa thì nồng độ estrogen trong cơ thể giảm mạnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Lão hóa buồng trứng sớm do nhiều nguyên nhân gây nên:
Khi bị rối loạn kinh nguyệt thì lượng hormone estrogen trong cơ thể bị thay đổi làm cho buồng trứng bị suy chức năng sớm. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến đột ngột tắt kinh hay mất kinh, suy buồng trứng sớm dẫn đến vô sinh.
Một số phụ nữ luôn phải sống trong tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ làm cho lượng hormone estrogen bên trong cơ thể rối loạn và gây tình trạng lão hóa buồng trứng sớm.
Nạo phá thai ảnh hưởng đến tử cung, gây rối loạn chức năng của buồng trứng. Trường hợp nạo phá thai nhiều lần, nhất là nạo phá không an toàn thì rất dễ gây viêm nhiễm buồng trứng, hậu quả có thể là phải cắt bỏ một bên hoặc toàn bộ buồng trứng và tăng nguy cơ dẫn đến lão hóa buồng trứng sớm.
Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách là rất quan trọng. Mặt khác, nếu quan hệ tình dục không an toàn sẽ là nguyên nhân lây nhiễm các bệnh tình dục như gây nhiễm trùng đường sinh sản.
Khi viêm nhiễm lan rộng thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng, làm suy giảm chức năng và dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa buồng trứng sớm, viêm buồng trứng.
Lão hóa buồng trứng chủ yếu được điều trị bằng thuốc. Thuốc điều trị lão hóa buồng trứng có tác dụng tăng cường hormone estrogen. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa hormone estrogen và progesteron cũng có tác dụng tái tạo lớp niêm mạc, điều hòa kinh nguyệt. Cuối cùng, hormone estrogen được tăng cường giúp tái tạo hoạt động của các tuyến cổ tử cung, bài tiết dịch nhầy để đảm bảo độ ẩm của cơ quan sinh dục.
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt thường diễn ra ở phụ nữ mang thai và trẻ em trong độ tuổi mới hành kinh. Khi xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, thì chắc chắn cơ thể bạn đang cần lượng sắt khá lớn. Việc thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, gây rối loạn kinh nguyệt.
Vì thế để giúp cho sức khỏe của buồng trứng khỏe mạnh phụ nữ nên sử dụng những thực phẩm có nhiều chất sắt như: Hải sản, thịt bò, cá và thịt gà và các loại rau xanh … Những thực phẩm có chứa nhiều vitamin, axit folic cùng các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ buồng trứng chống lại quá trình lão hóa buồng trứng sớm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động đúng cách sẽ giúp tuần hoàn lưu thông máu cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga hay bơi lội. Một tâm lý thoải mái giúp bạn giảm những căng thẳng, mệt mỏi, phòng ngừa được lão hóa buồng trứng do nguyên nhân khách quan gây ra.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề buồng trứng lão hoá sớm - nỗi lo của chị em phụ nữ. Rất mong nhận được những đóng góp, chia sẻ tích cực của các bạn.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.