Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các mức độ đau bụng kinh thường gặp và cách xử lý

Ngày 22/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến đối với phụ nữ trưởng thành mỗi khi hành kinh. Tuy nhiên, các mức độ đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau. Biết được cách xử lý sẽ giúp chị em dễ chịu hơn nếu thuộc nhóm đối tượng thường xuyên bị những cơn đau bụng kinh hành hạ.

Trong thời điểm sắp đến ngày “đèn đỏ”, chị em phụ nữ sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như đau bụng dưới, nhức mỏi cơ thể, đau lưng, ngất xỉu,... Trong đó, tình trạng đau bụng kinh là phổ biến nhất. 

Đau bụng kinh là gì?

Những cơn đau xuất hiện vào thời điểm chị em sắp hành kinh được gọi là đau bụng kinh. Có hai loại đau bụng kinh, bao gồm đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. 

Các mức độ đau bụng kinh thường gặp và cách xử lý 1 Đau bụng kinh là triệu chứng rất phổ biến do hoạt động của kỳ kinh nguyệt. 
  • Đau bụng kinh nguyên phát: Đây là cơn đau do co thắt tử cung gây ra. Lúc này, hormone prostaglandin được sản sinh nhiều bất thường ở niêm mạc tử cung và kiểm soát cơn co thắt nên gây ra hiện tượng đau. 
  • Đau bụng kinh thứ phát: Cơn đau do các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh gây ra. 

Ngoài ra, khi đến kỳ kinh tử cung sẽ co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi ra ngoài nên chị em thường cảm giác vùng bụng dưới bị đau.

Các mức độ đau bụng kinh

Đau bụng kinh là triệu chứng rất phổ biến khi có đến nửa số phụ nữ trên thế giới phải chịu đựng những cơn đau từ 1 - 2 ngày mỗi tháng do hoạt động của kỳ kinh nguyệt. 

Các mức độ đau bụng kinh và triệu chứng thường gặp

Đau bụng kinh chủ yếu xuất hiện vào hai thời điểm:

  • Thời điểm 1: Đau bụng trước kỳ kinh, hay còn gọi là đau bụng tiền kinh nguyệt mang đến cảm giác đau âm ỉ kèm hơi tức tức. Khi có triệu chứng này nghĩa là chị em được thông báo “ngầm” sắp đến ngày hành kinh, cần có kế hoạch chuẩn bị cho ngày “đèn đỏ”.
  • Thời điểm 2: Đau bụng kinh xảy ra trong những ngày nguyệt san (hay còn gọi là thống kinh). Cơn đau thường sẽ đau nhiều vào ba ngày đầu của kỳ kinh, sau đó giảm dần vào những ngày cuối chu kỳ.

So với đau bụng tiền kinh nguyệt, cơn đau bụng kinh nguyệt thường nặng hơn cũng như có nhiều mức độ đau khác nhau. Cụ thể các mức độ đau bụng kinh thường gặp như sau:

Mức độ đau nhẹ

Ở mức độ đau nhẹ, chị em thường không quá khó chịu và chỉ có một số dấu hiệu như:

  • Thời gian đau bụng nhẹ chỉ kéo dài từ 1 – 1,5 ngày (tính từ ngày đầu kỳ kinh);
  • Đau âm ỉ, ngăm ngăm vùng bụng dưới nhưng không đến mức có thể gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày;
  • Không bị đau lưng, mỏi đùi hoặc chỉ hơi mỏi lưng;
  • Cảm giác hơi mệt do đến tháng, mất máu;
  • Không xuất hiện hiện tượng bất thường;
  • Cơn đau bụng kinh xuất hiện không đều, tháng có đau, tháng không đau.
Các mức độ đau bụng kinh thường gặp và cách xử lý 2 Các mức độ đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau.

Mức độ đau vừa

Khi bị đau bụng kinh ở mức độ thông thường, chị em sẽ thấy các biểu hiện như sau: 

  • Cơn đau chủ yếu tập trung vào ba ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, sau đó giảm về những ngày cuối kỳ kinh;
  • Vùng bụng dưới đau âm ỉ, đau liên tục hoặc đau ngắt quãng theo từng thời điểm;
  • Cảm giác bị đau thắt bụng đôi lúc xuất hiện;
  • Cơn đau có thể còn lan ra sau lưng gây đau mỏi lưng hay gây mỏi hai bắp đùi;
  • Bụng dưới có cảm giác to hơn, bị chướng (tuy nhiên sẽ biến mất khi kết thúc chu kỳ kinh).

Mức độ đau dữ dội

Khi cơn đau bụng kinh có mức độ nặng hơn nhiều so với đau bụng kinh bình thường thì bạn có thể thuộc nhóm bị đau bụng kinh dữ dội. Cơn đau dữ dội này có thể do sinh lý (không có bệnh) hoặc cũng có thể do các bệnh lý gây ra.

Triệu chứng của đau bụng kinh dữ dội sinh lý bao gồm:

  • Mức độ đau nhiều, âm ỉ liên lục, bên cạnh đó kèm theo các cơn đau quặn bụng đột ngột;
  • Thời gian đau bụng dữ dội có thể 5 – 6 ngày hoặc dài hơn rồi sau đó mới giảm dần;
  • Đau nhiều tại vùng chậu; 
  • Có cảm giác buồn nôn;
  • Bụng to, trướng;
  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, mất sức;
  • Đau bụng đi ngoài;
  • Chán ăn, sợ ăn.

Mức độ đau bụng kinh nào phải cẩn trọng?

Các mức độ đau bụng kinh thường gặp và cách xử lý 3 Chườm ấm bụng giúp làm ấm bụng dưới và giảm đau.

Khi bị đau bụng kinh, dù là mức độ đau nào trong các mức độ đau bụng kinh thường gặp thì chị em cũng đều rất khó chịu nhưng vẫn có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, khi đau bụng kinh dữ dội do bệnh lý thì chị em cần phải chú ý với các biểu hiện bất thường như sau:

  • Đau bụng tiền kinh nguyệt kéo dài bất thường từ 10 – 15 ngày trước khi đến kỳ kinh;
  • Tiếp tục bị đau bụng dưới kéo dài 2 – 5 ngày tùy bệnh lý dù đã sạch kinh; 
  • Bị đau bụng dữ dội vào những ngày “đèn đỏ”, cảm giác không thể chịu nổi;
  • Xuất huyết bất thường giữa các lần hành kinh;
  • Máu kinh bất thường, chẳng hạn như máu kinh có màu đen, vón cục;
  • Lượng máu kinh không đều trong các tháng;
  • Buồn nôn, đi ngoài, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có ngất xỉu;
  • Tay chân lạnh, bủn rủn, ra mồ hôi,...
  • Ra nhiều khí hư, có mùi hôi khó chịu;
  • Đau trong khi quan hệ.

Cách làm giảm đau bụng kinh

Bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng cảnh báo chị em những vấn đề về sức khỏe cần lưu ý. Nhất là trường hợp chị em gặp phải những cơn đau bụng kinh dữ dội kéo dài trong nhiều tháng không khỏi thì càng nên sớm đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Nếu phát hiện bệnh lý, chị em sẽ được chỉ định điều trị sớm nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản và cải thiện cơn đau bụng kinh.

Các mức độ đau bụng kinh thường gặp và cách xử lý 4 Tập các bài Yoga có tác dụng giảm đau bụng kinh

Đối với các mức độ đau bụng kinh thông thường, có một số cách giúp chị em chủ động làm giảm đau bụng kinh ngay tại nhà có thể áp dụng như:

  • Uống tách trà gừng nóng có tác dụng làm dịu mức độ đau bụng kinh hiệu quả;
  • Chườm ấm bụng bằng túi chườm nóng, túi sưởi… hoặc các vật dụng nóng giúp làm ấm bụng dưới và giảm đau;
  • Dùng dầu nóng, rượu gừng… thoa vùng bụng dưới kết hợp massage nhẹ nhàng giúp làm giãn cơ tử cung, cải thiện các cơn đau bụng kinh đột ngột;
  • Uống trà gừng mật ong, trà quế mật ong, sữa ấm pha bột quế… cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh khá hiệu quả; 
  • Uống nước sắc từ các loại cây lá dân gian cây ngải cứu, cây ích mẫu, cây cỏ gấu (hương phụ), nghệ đen… sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau bụng khi hành kinh; 
  • Ăn các thức ăn có tính ấm nóng; 
  • Uống nước ấm; tắm bằng nước ấm;
  • Tập các bài Yoga có tác dụng giảm đau bụng kinh.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm