Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Polyp mũi xoang là một trong những bệnh tai mũi họng ở người mắc chứng bệnh viêm xoang. Những biểu hiện của bệnh làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.
Polyp mũi xoang là một khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi hình thành từ lớp niêm mạc của các xoang. Polyp mũi xoang gây ra các triệu chứng như: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác..., có thể gây biến chứng và làm nặng thêm chứng bệnh xoang. Vậy có những phương pháp nào để điều trị polyp mũi xoang?
Có một nhân tố gây viêm mũi hoặc viêm xoang mãn chính là nguy cơ lớn nhất gây polyp mũi. Trẻ em bị xơ nang phổi và bệnh nhân viêm xoang dị ứng do vi nấm (một tình trạng dị ứng nặng với nấm trong môi trường) rất dễ bị polyp mũi. Polyp mũi cũng xảy ra ở người bị hội chứng Churg-Strauss, một bệnh hiếm gặp biểu hiện bằng tình trạng viêm mạch máu (vasculitis). Bệnh nhân hen suyễn, sổ mũi mùa, viêm xoang mãn cũng rất dễ bị polyp.
Nghẹt mũi, chảy mũi nước và giảm khứu giác là các triệu chứng chính của polyp mũi. Nhưng đó cũng là các triệu chứng của nhiều tình trạng khác, như cảm cúm chẳng hạn. Tuy nhiên các triệu chứng của cảm cúm thường sẽ hết đi sau một tuần trong khi các triệu chứng của polyp không giảm đi. Cần thiết đi khám bệnh khi khó thở và sổ mũi kéo dài.
Để chẩn đoán polyp mũi xoang, phải hỏi kỹ bệnh sử và khám mũi. Đôi khi cần thực hiện nội soi, CT scan để xác định kích thước và vị trí chính xác của polyp mũi, đồng thời phát hiện thêm polyp trong các xoang, nếu có.
Xét nghiệm khác: Ở trẻ có đa polyp mũi, cần xét nghiệm thêm về bệnh xơ nang phổi, một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến các tuyến sản xuất ra niêm dịch, nước mắt, mồ hôi, nước bọt và các dịch tiêu hoá. Xét nghiệm chẩn đoán xơ nang phổi tiêu chuẩn là xét nghiệm về mồ hôi, có tính cách không xâm lấn. Xét nghiệm này đo lượng calci và chlor trong mồ hôi của trẻ.
Trẻ em có cả polyp mũi lẫn sổ mũi mùa nên được thử test dị ứng da, vì có thể cung cấp thêm những thông tin quan trọng về những chất gây phản ứng dị ứng (dị ứng nguyên). Các test dị ứng da thường không gây bất tiện gì cho trẻ và thời gian thực hiện không quá 30 phút.
Một polyp mũi nhỏ ít khi gây biến chứng, nhưng một polyp lớn và nhiều polyp nhỏ hơn (bệnh đa polyp=polyposis) có thể gây những biến chứng sau:
Nếu có một hoặc nhiều polyp mũi xoang nhỏ, có thể dùng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như fluticasone (Flonase), budesonide (Rhinocort), triamcinolone (Nasacort), flunisolide (Nasarel). Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ bớt polyp. Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi chứa steroid ít hơn nhiều so với thuốc uống, nhưng có thể bao gồm: chảy máu mũi, nhức đầu hoặc viêm họng.
Các thuốc khác dùng điều trị polyp mũi xoang bao gồm: Corticosteroids uống, các thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng, thuốc kháng nấm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng một số trường hợp viêm xoang mãn tính có thể là hậu quả của phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với vi nấm ở môi trường xung quanh. Vì lý do đó, thuốc kháng nấm là cần thiết dù vẫn phải cùng lúc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những mảnh vi nấm.
Có thể cần phải phẫu thuật để điều trị polyp mũi xoang. Khi thuốc men không hiệu quả, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về việc polyp mũi có nên mổ không. Đối với bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticoides, đây chính là lựa chọn duy nhất. Cách phẫu thuật, chi phí cắt polyp mũi tuỳ thuộc vào số lượng và vị trí của polyp. Các lựa chọn cho phẫu thuật cắt polyp bao gồm:
Cắt polyp: Polyp nhỏ được cắt bỏ dễ dàng bằng một dụng cụ cơ học nhỏ để hút hoặc một máy vi cắt lọc (microdebrider). Thủ thuật này có tên gọi là cắt polyp mũi, thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Sau khi cắt polyp, phải điều trị tình trạng viêm, thường sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid và đôi khi cần dùng đến thuốc kháng sinh và thuốc corticosteroid đường uống. Polyp mũi, ngay cả khi được điều trị triệt để vẫn thường tái phát, đòi hỏi phải phẫu thuật lại.
Phẫu thuật nội soi xoang (Endoscopic sinus surgery): Đây là một phẫu thuật phức tạp hơn, không những cắt polyp mà còn mở thêm cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang (sinus cavity). Trong cả hai trường hợp, bác sĩ dùng một ống cứng, mỏng có gắn camera gọi là ống nội soi. Do phẫu thuật nội soi chỉ rạch những đường rất nhỏ nên vết mổ sẽ lành nhanh và ít đau đớn khó chịu hơn các kiểu phẫu thuật khác. Tuy vậy, việc phục hồi hoàn toàn cũng cần đến vài tuần và polyp cũng thường tái phát.
Khi có hen suyễn, sổ mũi mùa hoặc viêm xoang mãn, việc xử lý các triệu chứng có thể giúp bớt sung huyết mũi hoặc khó thở.
Polyp mũi xoang là bệnh hoàn toàn có thể chữa trị nếu bạn tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến việc phòng ngừa bệnh để có thể bảo vệ sức khỏe tai mũi họng của mình một cách tốt nhất.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.