Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các thuốc Tây y điều trị loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Ngày 14/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và chọn lựa loại thuốc Tây y điều trị loét dạ dày hiệu quả. Có đến 70% người Việt Nam nhiễm

Loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và chọn lựa loại thuốc Tây y điều trị loét dạ dày hiệu quả.

Có đến 70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên tỉ lệ kháng thuốc của bệnh lên tới 90% khiến cho việc điều trị loét dạ dày rất khó khăn. Thông thường, người bệnh sẽ được kê một số kháng sinh như sau:

Các thuốc Tây y điều trị loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay 1
Viêm loét dạ dày là căn bệnh cần điều trị sớm nếu không muốn dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Nhóm kháng choline (anticholinergic) điều trị loét dạ dày tá tràng

Nhóm thuốc kháng cholin từ lâu đã được dùng điều trị các vết loét dạ dày. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của dây thần kinh số 10, làm giảm co thắt dạ dày, giảm tiết acid nhờ tác dụng trực tiếp vào tế bào thành dạ dày, gián tiếp kìm hãm cơ thể sản xuất gastrin. Thường gặp nhất là thuốc chứa Atropin, Pirenzepine, tuy nhiên đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần hạn chế sử dụng.

Nhóm thuốc kháng acid (antacid)

Các thuốc này có tác dụng làm tăng pH dạ dày và hạn chế khả năng hoạt động của pepsin nhờ tương tác với axit HCl tạo ra các loại muối không thể hoặc ít hấp thu. Một số loại thuốc thường gặp:

– Bicarbonat natri & canci carbonat: Là antacid tác dụng nhanh, mạnh, rẻ tiền nhưng tăng tiết HCl nên hầu như không được dùng trong điều trị loét dạ dày nữa.

Các thuốc Tây y điều trị loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay 2
Một số loại thuốc làm tăng tiết dịch vị nên đã được loại khỏi phác đồ điều trị loét dạ dày

– Hydroxit magie: Một loại antacid hiệu quả, có khả năng trung hoà HCl tạo clorua magie và nước. Thuốc có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên có thể làm phân lỏng. Có 5 – 15% magie được ruột non hấp thu vào máu và thải qua thận nên việc sử dụng các dược phẩm chứa magie sẽ cần cẩn trọng nếu bệnh nhân bị suy thận.

– Hydroxit nhôm: Có tác dụng trung hoà HCl tạo clorua nhôm và nước. Dùng Hydroxit nhôm dễ gây táo bón do nhôm sẽ bám chặt vào phosphat trong dạ dày ruột. Dùng Hydroxit nhôm trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ cạn kiệt phosphat, kết quả bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu chán ăn.

Thuốc kháng thụ thể H2 của Histamin trên tế bào thành dạ dày

Nhóm này được gọi là thuốc chống H2 nhờ tác dụng ức chế có chọn lọc các thụ thể H2 ở màng bên tế bào thành dạ dày.

– Cimetidin: Đây là thế hệ đầu tiên của thuốc kháng thụ thể H2, được sử dụng rộng rãi vì có hiệu quả tốt trong điều trị loét dạ dày tá tràng. Cimetidin cắt cơn đau nhanh, liều dùng 800mg mỗi ngày. Sau 6 tuần điều trị, thuốc có khả năng làm liền vết loét đến 80%.

– Ranitidin (Biệt dược Zantac, Azantac): Là thế hệ thuốc thứ hai ra đời sau Cimetidin, cấu trúc khác với Cimetidin. Thuốc có khả năng giảm tiết dịch vị gấp 5–10 lần Cimetidin khi sử dụng cùng liều thường dùng là 300mg/ngày.

Các thuốc Tây y điều trị loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay 3
Các loại thuốc thế hệ mới ít tác dụng phụ hơn và cho kết quả điều trị tốt hơn

Các thuốc kháng H2 thế hệ 3 (Nizatidin) thế hệ 4 (Famotidin) càng lúc càng có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn so với Cimetidin rất nhiều.

Liều dùng mỗi ngày: Cimetidin 800mg; Nizatidin 300mg; Ranitidin 300mg; Famotidin 40mg, điều trị trong thời gian 4 – 6 tuần. Thuốc nên uống buổi tối hoặc uống hai lần trong ngày.

Phong

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm